* Đặc tính và công dụng:
- Cà chua là loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Người ta tính rằng: trong 100g cà chua có 0,6g protein, 4,2g gluxit, và nhiều loại vitamin C, A, axit folic, canxi, kali, bê ta - caroten và lycopen. Cà chua có khả năng chữa bệnh cao là do có chứa bêta carote và lycopen.
- Màu đỏ rực khi chín của cà chua là do có chất lycopen. Trong quá trình cà chua chín, hàm lượng lycopen tăng gấp 10 lần (đạt tới 5,7mg/100g cà chua), gần gấp 3 lần các loại caroten cộng lại. Caroten, nhất là beta caroten, là chất có hoạt tính vitamin, một trong những chất chống oxy hoá hiệu lực nhất, bảo vệ cơ thể chống lại được bệnh ung thư và bệnh tim mạch... Mặc đù lycopen cũng là một chất thuộc nhóm carotenoid, cho màu đẹp, nhưng ngược lại với sắc tố này làm cho cà chua không có hoạt tính vitamm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra lycopen trong cà chua có nhiều đặc tính không thua kém gì beta caroten, một sắc tố có màu da cam. Người ăn thức ăn chứa nhiều lycopen còn làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư như: ung thư phối, dạ dày, trực tràng, tiền liệt tuyến, nhất là tuyến tuy.
- Một điều đặc biệt là dù chế biến cà chua thế nào thì lycopen cũng không bị mất đi, ngược lại nó còn tốt hơn bởi cà chua đã qua chế biến sẽ tách chất lycopen ra, khiến cho nó dễ hấp thụ. Sức nóng sẽ bẻ gãy các tế bào và giải phóng lycopen ra khỏi protein và chất xơ, vì lycopen liên kết chặt trong đó. Cà chua được trồng theo mùa vụ nên các bạn dùng loại cà chua đã chế hiến sẵn vừa tiện dụng làm thức ăn vừa làm loại thuốc chữa và phòng bệnh thiếu vitamin A, phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở những người béo có mức acid béo không bão hoà cao trong cơ thể, đặc biệt là phòng chống ung thư.
- Cà chua vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Có thể chế biến và sử dụng theo nhiều cách:
1. Sốt cà chua: Cứ 1kg cà chua chín cần 50g muối, 50g đường, 50g hành củ, 10g tỏi và một ít mì chính, hạt tiêu. Chọn cà chua quả nẩy đều, chín đỏ rực rỡ, nhiều thịt quả, ít hạt, rửa sạch, thái ngang, bỏ hạt, lột vỏ, xay nhuyễn bằng máy xay hoa quả. Cà chua đã xay cho vào nồi nhôm hoặc nồi tráng men, cô đặc trên lửa cháy vừa, vừa cô vừa khuấy đều cho khỏi khê. Khi cà chua sền sệt là được.
- Hành, tôi bóc vỏ giã nhuyễn, cùng với một ít hạt tiêu, một ít nước rồi đun sôi, lọc vắt lấy nước cốt. Khi cà chua cô gần được thì cho nước các gia vị vào, nêm mì chính, đường, muối cho vừa đủ, đun trên bếp cho thơm và nóng đều. Cho tiếp 1g acid sobig vào hộp cà chua, quấy đều. Chai đựng sốt cà chua cần được rửa sạch và luộc nước sôi 15 phút, lấy ra để ráo nước, khi nhiệt độ chai hạ xuống khoảng 50 độ, sờ còn nóng tay, sốt cà chua cũng nóng khoảng 50 – 60 độ thì rót cà chua vào chai, đậy nút kín lại. bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, để dùng dần.
2. Mứt đặc cà chua: Cứ 1kg cà chua tươi cần 750g đường kính, và một ít vani. Chọn cà chua chín như nói trên, quả chắc không chín nhũn, rửa sạch cắt đôi bỏ hạt, rồi cắt kiểu miếng cam. Cho đường vào xoong với ít nước, bắc lên bếp nấu thành xiro đặc. Bỏ cà chua vào đun nhỏ lửa khoảng 15 phút (lúc này đường sẽ loãng ra), với cà chua ra, đun tiếp nước đường cho sánh lại, đổ cà chua vào đun tiếp 15 phút rồi lại vớt ra như lần trước. Đến lần thứ ba thì cà chua mới gần hết nước, tiếp tục đem đun cho đường sánh lại, miếng cà chua teo đi và trong là được. Trước khi bắc ra cho vani vào, cho mứt cà chua vào dụng cụ sạch để ăn dần với bánh mì, hoặc ăn như ăn mứt, kẹo.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Cà Chua
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ CHUA
Nhận xét
Đăng nhận xét