a. Thành phần và tác dụng
Cà rốt còn có tên là củ cải đỏ, trong dân gian được gọi là "tiểu nhân sâm". Cà rốt có nguồn gốc xuất xứ ở vùng cao nguyên khô và rét ở châu Âu. Có các loại cà rốt đỏ, cà rốt vàng, cà rốt vàng màu quất.
Hàm lượng đường trong cà rốt cao hơn các loại rau khác, lại có mùi thơm riêng, chứa nhiều chất caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Trong cà rốt còn chứa vitamin B₁, B₂, B₆ và các chất khoáng, canxi, lân, sắt, đồng, magie, mangan, coban, là những chất mà cơ thể không thể thiếu được. Đường chứa trong cà rốt là đường đơn và đường kép, trong đó có tinh bột và đường mía, dưới tác dụng của men tiêu hoá ruột và dạ dày có thể biến thành loại đường đơn như: đường nho, đường hoa quả, được cơ thể hấp thụ trở thành một trong các nguồn nhiệt lượng của cơ thể. Chất protein trong cà rốt cứ 500g thì có 7g, ngoài ra còn có 9 loại axit amin và rất nhiều loại men đều là những chất rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể trong quá trình trao đổi chất.
Cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường, giảm mỡ trong máu và phòng chống độc thuỷ ngân. Cho người bị cao huyết áp uống nước cà rốt có thể làm huyết áp giảm xuống rất nhanh. Cà rốt còn hạ thấp thành phần đường trong máu nên có thể dùng cho người bị bệnh tiểu đường. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, cà rốt còn có tác dụng làm tăng nhanh sự bài tiết các phân tử thuỷ ngân trong cơ thể. Thuỷ ngân không có lợi cho sức khoẻ con người, nếu đến một lượng nhất định sẽ dẫn đến bị ngộ độc. Cà rốt có nhiều chất keo có thể kết hợp với thuỷ ngân, hạ thấp được nồng độ hạt thuỷ ngân trong máu. Những người nhiễm phải thuỷ ngân thường xuyên ăn cà rốt là tốt nhất.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chứng quáng gà: Cà rốt nấu chín để ăn, không hạn chế số lượng.
- Trẻ em suy dinh dưỡng: Hàng ngày cho trẻ ăn một củ cà rốt luộc chín.
- Đại tiện táo bón: Cà rốt 500g, ép lấy nước, cho thêm mật ong, uống vào sáng hoặc tối, mỗi ngày 1 lần.
- Cao huyết áp: Lấy cà rốt tươi ép lấy nước uống, mỗi lần 100ml, ngày uống 2 lần.
- Lên mề đay: Cà rốt, mã thầy mỗi thứ 60g, rau thơm 30g, sắc với nước uống.
- Vị hàn, thận hư, liệt dương: Cà rốt, thịt chó (hoặc thịt dê, thịt hươu) số lượng vừa phải cùng hầm ăn cả nước lẫn cái, mỗi tối 1 lần.
- Quáng gà, khô giác mạc: Cà rốt xào với gan lợn để ăn; hoặc cà rốt luộc chín ăn thay cơm. Ăn bao nhiều tuỳ ý.
- Tỳ vị hư nhược, tiêu hoá kém: Cà rốt, gạo tẻ nấu thành cháo ăn.
- Cao huyết áp, viêm thận: Cà rốt 1500g, rửa sạch giã nát ép lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần.
- Ho gà, ho: Cà rốt 150g, đại táo 15 quả, cho 2 bát nước sắc thành một bát. Ngày uống 3 lần, uống liền 3 - 5 ngày.
- Táo bón, đại tiện khô cứng: Luộc cà rốt, sau khi chín dầm với mật ong, mỗi lần ăn 250 - 500g, ngày ăn 2 lần.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ RỐT
Xem thêm: Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng - Cà Rốt
Nhận xét
Đăng nhận xét