a. Thành phần và tác dụng
Ớt vốn là loại thực vật nhiệt đới nhưng ngày nay mọi nơi đều trồng được, vì rất dễ trồng. Ớt có rất nhiều chủng loại. Nhưng loại ớt dài đầu nhọn cay hơn, còn lại hình ống đầu tày ít cay. Cũng có một số giống ớt hoàn toàn không cay, được đặt tên theo tính chất.
Ớt chứa nhiều vitamin C, trong hạt ớt có tinh dầu ớt là một thành phần của thuốc dùng để trừ phong hàn, còn có tác dụng hưng phấn thần kinh, có công dụng chữa trị và phòng ngừa đối với triệu chứng đầy bụng, sung khí do tiêu hoá kém.
Ớt có vị cay giúp ra được mồ hôi, nên có thể điều chỉnh hoặc thúc đẩy cơ thể bài tiết nước.
Nếu tinh thần mệt mỏi, ăn không ngon, tay chân nặng, cảm thấy toàn thân nóng ran dùng ớt làm thức ăn sẽ có tác dụng phấn chấn tình thần, thèm ăn, giảm được thấp nhiệt. Ớt có thể thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, lại làm mềm thành mạch máu, vì vậy cũng có tác dụng tránh hoặc làm giảm bớt xơ cứng động mạch. Cho nên có một số bác sỹ cho rằng, thường xuyên dùng ớt, một lượng ớt vừa phải làm thức ăn, có tác dụng phòng bệnh tim mạch.
Ớt là vị thuốc tẩy giun sán rất tốt, có tác dụng phòng ngừa và chữa trị loại ký sinh trùng trong ruột và dạ dày.
- Rụng tóc do hoá trị liệu: Ớt 100g, ngâm với rượu trắng trong 10 - 20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu, có tác dụng kích thích mọc tóc.
- Giảm đau đo ung thư, đau khớp: Ăn 5 - 10g ớt mỗi ngày.
- Ăn uống kém tiêu do ung thư: Ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Ăn uống chậm tiêu: Dùng ớt làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Đau thắt ngực: Ớt 2 quả, đảng sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Đau dạ dày do lạnh: Ớt 1 - 2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2 - 3 lần.
- Đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ, ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp, sẽ mau khỏi.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - ỚT
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ỚT
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Ớt
Nhận xét
Đăng nhận xét