a. Thành phần và tác dụng
Đậu nành giàu protein. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ thể là protein, chất này cũng là thành phần chủ yếu của các loại men và chất miễn dịch trong cơ thể. Về giá trị dinh dưỡng thì protien động vật tốt hơn protein đậu nành. Nhưng theo điểu tra thì đi đôi với việc tăng lượng protein động vật tỷ lệ sinh ung thư cũng tăng cao. Vì vậy tích cực dùng protein đậu nành sẽ có lợi cho sức khoẻ.
Lượng chất béo trong đậu nành cũng rất cao, không những thế, nó còn chứa nhiều axit dầu và vitamin E làm giảm lão hoá cho cơ thể và chất béo lân để phòng xơ cứng động mạch. Vitamin E trong đậu nành còn có thể để phòng một số bệnh khác.
Nguyên tố kali chứa trong đậu nành có thể giảm bớt nguy hiểm của thành phần muối trong cơ thể. Vì chất natri trong muối ăn có liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có một chất mới là chất đường tạo bọt (đường tạo ra bọt). Trong đậu nành còn chứa gần 150 các chất tương tự, rất có tác dụng đối với cơ thể.
Tác dụng chủ yếu của chất đường tạo bọt trong đậu nành là: ngăn ngừa chất béo oxy hoá, hạ thấp hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn cản việc hấp thụ chất béo và thúc đẩy chúng phân giải. Những tác dụng đó có giá trị nhất định để đề phòng béo phì và xơ cứng
động mạch. Chất đường tạo bọt dễ hoà tan trong nước và dầu, giúp cho việc tẩy rửa mỡ bám trong thành huyết quản, chất này còn khống chế men amin lên cao trong máu, vì vậy cũng có tác dụng phòng bệnh về gan và một số bệnh tim. Dầu đậu nành còn chứa cồn thực vật nên khi vào cơ thể không lắng xuống mà cùng với cholesterol được ruột non hấp thụ, như vậy cũng có tác dụng ngăn cần việc hấp thụ cholesterol.
Thành phần chất xơ trong đậu nành có những tác dụng sau:
- Có thể ngăn chặn hấp thu cholesterol, làm giảm thấp hàm lượng cholesterol trong máu.
- Chống táo bón.
- Ngăn hấp thụ nhiều đường, có tác dụng phòng bệnh tiểu đường và béo phì.
- Giảm bớt vi sinh vật có hại trong đường ruột, tăng vi sinh vật có ích, phòng ung thư đại tràng.
- Cảm cúm: Đậu nành, hành củ, củ cải, sắc với nước uống lúc còn nóng.
- Mụn nhọt: Đậu nành, phèn chua giã nát bôi ngoài.
- Tiêu chảy: Vỏ đậu nành đốt thành than uống với nước ấm.
- Táo bón thường xuyên: Đun nước vỏ đậu nành uống.
- Thiếu máu do thiếu sắt: Đậu nành, gan lợn mỗi thứ 100g, trước tiên cho đậu nành vào đun gần chín sau đó cho gan lợn vào đun tiếp. Mỗi ngày ăn 2 lần, liên tục trong 1 tháng.
- Vết bỏng chưa vỡ nước: Đậu phụ 2 phần, đường trắng 1 phần, bóp nát trộn đều đắp vào chỗ bỏng.
- Ra mồ hôi trộm: Đậu nành, hạt lúa mì non mỗi thứ 30g, sắc uống.
- Động thai, đau lưng: Đậu nành 60g, rượu trắng 30ml, sắc với nước uống.
- Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh: Đậu nành 50g (rang chín xay thành bột), tô mộc 12g, sắc chung, uống với đường đỏ.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Đậu Nành
Nhận xét
Đăng nhận xét