Dùng lá của cây ngải cứu - Artemisia vulgaris L. Họ Cúc – Asteraceae.
Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Chỉ huyết, ấm kinh tán hàn, dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, phối hợp với hương phụ, bạch đồng nữ, trần bì.
- Giải cảm mạo, dùng khi cảm mạo phong hàn đau đầu, mũi ngạt, dùng phối hợp với các vị thuốc khác để xông hoặc uống. Khi đau đầu dữ đội có thể tiến hành xông lót gạch như sau: nung một viên gạch cho nóng, đặt lớp ngải cứu tươi, rưới một chén rượu trắng lên lớp ngải cứu, gối nhẹ phần đầu bị đau nhức lên, phía trên trùm khăn cho kín.
- Giảm đau, dùng chữa kiết lỵ, ỉa chay, đau bụng, lá ngải cứu non, tươi thái nhỏ, trộn đều với trứng gà, nướng ăn (kiểu ăn phồng lá mơ); cũng có thể sắc uống với trần bì, lượng bằng nhau.
- An thai, khi có thai bị động, cháy máu, phốt hợp với củ gai, tô ngạnh, bạch truật... sắc uống. Trong trường hợp đẻ ngược hoặc thai chết, dùng lá ngải cứu tươi 40g vò lấy dịch, pha thêm rượu mà uống.
- Sát khuẩn lên da non: dùng trong các trường hợp bị bỏng, dùng lá tươi giã nát đắp vào chỗ bị bỏng, chỗ bỏng sẽ không bị phồng dộp (dùng ngải cứu tím thì tốt hơn), dùng lá tươi đắp lên vết thương có tác dụng lên da non, ngoài ra còn dùng lá tươi trị giun đũa, sắc lá tươi 40g uống vào buổi sáng lúc đói.
- An thần, dùng rễ ngải cứu uống dưới dạng thuốc sắc để chữa động kinh.
- Kiện tỳ: ngải cứu có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm.
Liều dùng: 4 - 12g.
Chú ý:
- Lá ngải diệp phơi khô tán bột làm ngải nhung dùng làm thuốc cứu trên huyệt vị, hoặc chỗ đau. Tránh nhầm lần với cây ngải xanh. Tuy nhiên cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hạ sốt, trị sốt rét, bảo vệ gan.
- Tác dụng dược lý: tinh dầu ngải diệp có tác dụng trấn ho, khử đờm, giãn cơ trơn của khí quản chuột lang, đối kháng với acetylcholin, nước sắc tăng tiết mật.
- Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu ngải diệp có tác dụng ức chế một số vi khuẩn; ngoài cây ngải cứu nói trên, còn có cây ngải xanh Artemisia absinthium, lá phía dưới có màu xanh, ở Liên Xô (cũ) có dùng để kích thích tiêu hoá, lợi mật, tuy nhiên ở Việt Nam còn ít dùng; cần chú ý nghiên cứu. Tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amíp và ức chế Diplococcus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Salmonella typhi, Shi.dysenteriae, Shi.flexneri, B.subtilis, B.mycoides, Bacterium Pyoeyaneuz.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Ngải Cứu
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGẢI CỨU
Nhận xét
Đăng nhận xét