a. Thành phần và tác dụng
Củ nghệ còn có tên là khương hoàng, vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau.
Nghệ là một trong những dược liệu phổ biến có nhiều tác dụng chữa bệnh với các hoạt chất sau:
Curcumin là hoạt chất chính của nghệ. Hiện nay curcumin dùng như chất: gia vị và là chất màu thực phẩm dưới ám số E100. Bộ phận dùng nhiều nhất là củ.
Nghệ giàu kali và sắt. Củ nghệ chứa nhiều tinh dầu. Thành phần tinh dầu cho thấy tác dụng chống viêm, chống đau khớp. Trong nghiên cứu, sản phẩm chứa nghệ chứng minh tính kháng viêm, nhưng không thấy tính hạ nhiệt. Curcumin kích thích mật, bảo vệ gan và chống ung thư. Cao nước cũng có tác dụng hạ huyết áp và chống co thắt. Một vài nghiên cứu cho rằng nghệ có thể giảm cholesterol và triglycerid trong huyết thanh. Thành phần curcumin tạo ra màu vàng của nghệ. Chất cureumin và tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Tác dụng lợi mật của tình dầu nghệ do thành phần p-tolylmethyl carbinol tạo nên chất có màu là thuốc thông mật gây co túi mật.
Nghệ tăng cường tác dụng chống đông máu của coumarin trong dược thảo, tăng nguy cơ chảy máu ở một số người. Củ nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh can và tỳ. Nghệ thường dùng để điều trị đau dạ dày, vàng da do tắc mật, bệnh về gan, phụ nữ đau bụng sau sinh. Không dùng nghệ cho người có chứng âm hư mà không ứ trệ, bệnh sản hậu không có nhiệt kết, không dùng cho phụ nữ có thai.
Sách Đông y bảo giám cho rằng nghệ có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau sinh đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng... Nhật hoa tử bản thảo cho rằng nghệ có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm...
b. Bài thuốc phối hợp
- Phòng và chữa các bệnh sau sinh: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh).
- Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 100g, giã nát, hoà với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống.
- Trẻ em tiểu ra máu hay bệnh lậu tiểu dắt: Dùng nghệ và hành sắc uống.
- Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước sôi để nguội (có thể uống mỗi lần 4 - 8g), ngày uống 2 lần.
- Đau trong lỗ tai: Mài nghệ nhỏ nước vào lỗ tai.
- Trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào.
- Chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh: Nghệ và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hoà tan một ít ngư hoàng (lượng bằng hạt gạo). Chia uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy đỉnh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ 6g, hạt muỗng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nghệ 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, định hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
- Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, vo thành viên. Uống 8 - 12g.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - NGHỆ
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - NGHỆ
Xem thêm: THÔNG TIỂU TIỆN VÀ THÔNG MẬT - Nghệ
Nhận xét
Đăng nhận xét