Là natri borat: B₄O₇Na.10H₂O.
Tính vị: vị ngọt mặn, tính lương.
Công năng chủ trị:
- Giải độc: dùng trong các bệnh viêm loét lợi, niêm mạc miệng phồng dộp, lở loét, hầu họng sưng thũng, đau răng, viêm tai cấp tính; có thể phối hợp với thạch cao sống, nghiền bột mịn đắp vào chỗ loét.
- Trừ đờm chỉ ho: dùng khi đờm nhiệt ngưng trệ, ho đờm: phối với tang bạch bì, tô tử, cam thảo, làm thuốc hoàn để uống. Hoặc phối hợp với ô mai 2 vị bằng nhau, chữa viêm họng, viêm amidan.
Liều dùng: 1 – 2g. Uống trong không nên dùng dài ngày.
Chú ý: Do thuốc có độc cho can thận, xu hướng chung là dùng ngoài.
Có thể phối hợp với phèn phi, berberin để làm thuốc sinh cơ lên da non, chữa nước ăn chân và bệnh ngứa ngoài da.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Hàn The
Nhận xét
Đăng nhận xét