Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Bổ-Bồi Dưỡng

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP ĐẮNG

Mướp đẳng, Khổ qua, Ổ qua, Lương qua, Mướp mủ - Momordica charantia L., thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Cây leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5-7 thuỳ, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh. Mướp đắng gốc ở châu Phi, châu Á và đã được thuần hoá ở Ấn độ. Ở nước ta, Mướp đắng được trồng ở khắp nơi trong các nương rẫy và các vườn gia đình. các tỉnh phía Nam, hầu như mọi người đều biết ăn Mướp đắng: Mướp đắng nấu với tôm, thịt lợn nạc, Mướp đắng ninh xương, Mướp đắng hấp với thịt băm, Mướp đắng muối dưa, làm nộm, Mướp đắng xào, Mướp đắng kho, Mướp đắng ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Trong quả Mướp đắng có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B₁ , C, các acid amin như adenin, betain v.v... Hạt chứa một chất dầu và một ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - MỘC NHĨ

Mộc nhĩ, Nấm tai mèo hay Nấm mèo - Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae. Nấm mọc trên cây gỗ thường là gỗ mục. Thể quả của nó có hình dạng giống cái tai, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong màu nâu sẫm. Nấm mọc trên thân cành hay gỗ của nhiễu loài cây, lành nhất là Nấm của các cây Hòe, Dâu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái mộc nhĩ mọc tự nhiên, người ta thường trồng mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÍT

Mít - Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae. Cây gỗ cao 12-15m đến 20m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thuỳ về một phía, dài 10-20cm. Cụm hoa đực (dái Mít) và cái đính trên thân cây hoặc trên các cành già. Quả to, hình trát xoan hay thuôn, dài tới 6cm và nặng tới 20-30kg hay hơn nữa. Quả mít chín có màu lục vàng, là một loại quả kép gồm nhiều quả bế mang bởi một bao hoa nạc trên một đế hoa chung. Mỗi hốc là một hạt (thực ra là quả bế) bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng (tức là bao hoa). Mít có nguồn gốc ở miền Nam Ấn độ và Malaixia, hiện được trồng hầu khắp nước ta, trong các vườn gia đình, quanh khu dân cư, trên nương rẫy.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MĂNG TÂY

Trong các loại rau, thì Măng tây được coi là loại rau cao cấp quý. Bộ phận dùng làm rau ăn là các mầm non nằm trong đất, hình dáng giống như cây Măng trúc, Măng sặt ăn rất ngon. Cây Măng tây - Asparagus officinalis L., thuộc họ Thiên môn đông - Asparagacae. Cây thảo có những rễ và thân mọc ngầm trong đất mà thường được gọi là thân rễ, với những thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Hoa rất nhỏ, màu lục nhạt, tập hợp 1-4 cái thành khóm ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ. Vào mùa xuân, có những nhánh non mọc lên từ các thân rễ mà ta gọi là măng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KIỆU

Kiệu -Allium chinense G.Don, thuộc họ Hành - Aliaccae. Cây thảo nhỏ có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn, bao bởi nhiều vẩy mỏng. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60 cm, rộng 1,5-4mm. Cụm hoa hình tán trên một cuống hoa dài 15-60cm mang 6-30 tán hoa màu hồng hay màu tím. Kiệu được trồng rộng rãi ở nông thôn để lấy củ muối dưa ăn liền hoặc làm dưa để ăn dần. Muốn có kiệu ăn trong vòng 5-6 ngày, ta mua kiệu về, nhặt sạch rễ, vỏ, rồi ngâm củ kiệu một đêm trong một thau nước muối. Vớt ra rồi lại ngâm vào nước gạo. Sau đó vớt ra xếp củ kiệu vào keo. Nấu giấm có pha đường cát để nguội rồi đổ vào keo dưa. Có người ngâm củ kiệu vào nước phèn chua trong hai giờ rồi lấy ra rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho kiệu vào keo, nấu nước muối giấm, đường đổ vào.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HẸ

Hẹ - Allium odorum L, thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo có thân hành nhóm thành túm, hình nón; hầu như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc; lá hẹp, dài, dày. Cụm hoa đạng tán, mo hình vẩy màu trắng; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - GIÁ ĐẬU

Giá đậu làm ra từ Đậu xanh, Đậu tương, Đậu trắng, Đậu trứng cuốc nhưng ăn ngon nhất là giá Đậu xanh. Đậu xanh đã sàng sảy để loại bỏ các hạt non, lép, chỉ chọn loại Đậu đều hết cho vào thùng hay chậu, vò hoặc đạp 15 phút, đãi sạch đất cát, ngâm nước lạnh 30 phút rồi nhặt lại. Dùng thùng ủ giá bằng đất nung hoặc bằng xi măng có vòi thoát nước, hoặc dùng thùng thiếc có đục lỗ dưới đáy. Lót đáy thùng ủ giá bằng lá cúc tần hoặc lá tre, lá chuối hay lá nhãn ... Sau đó, cho đậu xanh vào, cứ một lượt đậu lại đến một lượt lá cho đến hết. Xếp một lượt lá dày phủ kín đậu rồi cài giữ lá bằng 4 que tre chéo nhau. Sau 5 giờ cài như thế, cho giá uống nước, ngày 4-5 lần, đồng thời nới dần que cài ra, liên tục trong 3-4 ngày (nếu là mùa hè) hoặc 4-5 ngày (nếu ủ giá vào mùa đông). Hai ngày đầu, khi tưới nước, ngâm giá 5 phút, không ngâm lâu, giá mọc to đầu không còn dinh dưỡng nuôi thân, Những ngày sau, ngâm từ 20 đến 30 phút sau đó thu hoạch giá. Giá có màu trắng, mập đều, tươi là giá ngon.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐU ĐỦ

Đu đủ - Carica papaya L., thuộc họ Đụ đủ - Caricaceae. Cây có thân gỗ mềm, đễ bị gãy, thường có một ngọn, nhưng nếu ngọn chính bị gãy, thì sẽ sinh ra 3-4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy khía sâu. Đu đủ là cây đa tính; các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi đến 9-10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín mầu vàng cam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐƠN CHÂU CHẤU

Đơn châu chấu, Cuồng, Độc lực, Cẩm giảng hay Rau gai - Aralia armata (Wall.) Seem., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae. Cây nhỏ, thân mảnh, có nhiều gai cong quắp. Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có lá kèm, gồm 9-11 lá chét, phiến hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn, có răng, trên các gân cũng đều có gai nhỏ. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai quắp, có những gai tơ ở các đốt; hoa rất nhỏ. Quả hạch đen, có 5 cạnh. Do cây có nhiều gai nên mới có tên là Đơn châu chấu. Đơn châu chấu thường mọc trên các nương rẫy cũ có đất còn tốt; cũng thường gặp ở ven bìa rừng ẩm nhiều tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh Tây nguyên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐINH LĂNG

Đinh lăng hay Cây gỏi cá - Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae. Cây bụi cao 0,80m đến 1,5m hay hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm; lá chét có cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, có răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chuỳ tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dày 1mm mang các vòi nhụy tồn tại. Cây gốc ở quản đảo Polynêdi, nay được trồng nhiều ở nước ta ở Lào và Campuchia và các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa. Cây được trồng trong các vườn gia đình và cả ở các đình chùa, có khi trồng làm hàng rào. Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt lợn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH

Đậu xanh, Đậu chè hay Đậu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo mọc đứng, cao cỡ 5cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá; hoa màu vàng lục. Quả đậu nhiều, hình trụ thẳng, mảnh, có lông, chứa những hạt rất nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu thường có màu xanh lục. Đậu xanh có nguồn gốc ở châu Á (vùng Viễn đông), ngày nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Có nhiều giống trồng khác nhau.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU VÁN

Đậu ván - Lablab purpureus (L.) Sweet subsp. purpureus thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây leo sống nhiều năm, phân nhánh, cao 3m và hơn nữa. Lá có 3 lá chét không lông ở mặt trên, có ít lông ở mặt dưới. Hoa tím thành chùm thưa ở nách lá. Quả đậu màu tím tía, dài 5-8cm, rộng 2cm, có mỏ ngắn cụp xuống, chứa 3-4 hạt dẹp, nâu tím hay đen. Có giống trồng có hoa màu trắng và hạt có vỏ màu trắng (Đậu ván trắng). Đậu ván đã được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ, đặc biệt là ở Ấn độ mà người ta cho rằng đó là quê hương của nó; có người cho là nó có nguồn gốc ở đảo Ăng ti. Do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống đậu ván khác nhau. Ở nước ta, đậu ván được trồng rải rác ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Loại thường trồng là đậu ván leo cho leo giàn hoặc hàng rào quanh nhà.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU RỰA

Đậu rựa, Đậu mèo, ngồi, Đậu mèo trắng, Đậu dao, Đậu Mỹ - Canavalia ensiformis (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây sống hằng năm, leo rất cao. Lá kép có 3 lá chét; lá chét có mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt, móng, hình trái xoan nhọn. Hoa màu trắng xếp thành chùm ở nách lá. Quả có mép song song, hơi cong, dẹp, có 3 khía lồi. Hạt trắng, xám hay đỏ. Đậu rựa có nguồn gốc ở Ấn độ, ngày nay được trồng ở nhiều nước của châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Đậu rựa đã được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu tại một số địa phương, đặc biệt là ở Tây nguyên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU RỒNG

Đậu rồng, Đậu khế hay Đậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa ở nách lá, mang từ 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình bốn cạnh, có bốn cánh với mép khía răng cưa. Hạt gần hình cầu có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hay đen). Rễ có nhiều nốt sần. Đậu rồng có nguồn gốc ở vùng Papua (Tân Ghinê) ngày nay được trồng nhiều ở các nước Đông nam Á. Ở nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam, còn ở các tỉnh phía Bắc, chỉ mới trồng ở Vĩnh yên, Phú thọ, Hải phòng, Hà tây, Hoà bình, Hà Nội, Hưng yên. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải hưng cũ phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn so với 70 giống nhập nội ở miền Bắc nước ta. Đậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam; còn ở phía Bắc, nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt một tấn trên 1 hecta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU HÀ LAN

Đậu Hà lan hay Đậu Hoà lan - Pisum sativum L., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo lùn hoặc mọc leo. Lá kép gồm từ 1 đến 3 đôi lá chét; các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn. Lá kèm rất lớn. Chùm hoa ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu xanh, có mỏ nhọn, chứa 5-6 hạt gần hình cầu. Đậu Hà lan có nguồn gốc ở vùng Tây Á hay Âu châu, là một loại đậu cao cấp đã có một lịch sử trồng trọt từ mấy ngàn năm nay và được trồng ở hầu khắp châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á, châu Phi. Ở nước ta, nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc đều có trồng trong mùa đông, nhất là ở các tỉnh thượng du Bắc bộ. Người ta đã tạo ra nhiều giống đậu Hà lan khác nhau, có giống thân lùn, có giống leo cao 2-3m; có giống trồng để lấy quả non ăn; có giống trồng để ăn hạt và cũng có giống trồng chủ yếu để lấy dây lá làm thức ăn cho gia súc. Thường trồng nhất là loại đậu leo.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU DẢI

Đậu dải - Vigna unguiculata (L.) Walp. = Vigna sinensis (L.) Savi ex Hassk., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo leo hoặc bò lan mặt đất, có thân dài tới 2m. Lá có 3 lá chét, lá chét giữa đối xứng hình tim nhọn, hai lá bên không đối xứng. Chùm hoa ở nách lá, mang 3-4 hoa to màu vàng hoặc tím. Quả đậu hình dải, khi chín vỏ tách ra và xoắn lại. Hạt hình thận xếp dọc trong quả. Quả và hạt có kích thước, trọng lượng, màu sắc và thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo giống đậu trồng. Đậu dải được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miễn núi đều có trồng nhiều giống Đậu dải khác nhau. Hiện đã biết trên 10 giống được trồng từ lâu đời.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐAY

Đay, Bố đay hay Đạy quả tròn - Corchorus capsularis L. thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo cao l-3m, màu tím nhạt, ít phân nhánh. Lá hình bầu dục nhọn, hẹp ngang, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đỉnh, nhẵn, có răng, dài 6-10cm, rộng 15-30mm; răng nhọn, đều, 2 răng dưới tận cùng bởi một sợi lông dài; gân gốc 1-5. Hoa tập hợp 2-3 cái một ở nách lá, cuống chung và cuống hoa ngắn. Quả hình cầu hay hình quả lê dài 12mm, rộng 10-11mm, có cạnh lồi, mở thành 5 van mang 2 dãy hạt, mỗi dãy 5 hạt dẹp, có góc. Đay có nguồn gốc ở Ấn độ, từ đó được đem trồng ở nhiều nước. Khắp các nước Đông dương đều có trồng. Ở Việt nam cũng như ở nhiều nước, người ta trồng đay chủ yếu để lấy sợi đay, một chất sợi quan trọng mà qua chế biến, sợi và bẹ đay có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như: bao tải, thảm, vải dùng may mặc, vải bọc dây điện, dây dẫn lửa, thừng, chão, võng ... Đay đã trở thành một cây công nghiệp quan trọng của nước ta, có giá trị kinh tế cao và là một mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA HẤU

Dưa hấu hay Dưa đỏ - Citrullus lanatus (Thunb.) Mansf., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Dãy leo có nhiều lông, có tua cuốn chẻ 2-3 nhánh. Lá màu xanh nhạt, hình tam giác, có 3-5 thuỳ, các thuỳ này lại chia thành thuỳ nhỏ, có góc tròn. Hoa đơn tính, cùng gốc, to, mầu vàng lục. Quả rất to, hình cầu hoặc hình trứng dài, nhẵn, vỏ ngoài màu lục đen sẫm, nhiều khi có vân dọc màu lục, có thể dài tới hơn 50cm, rộng 30cm; ở những giống trồng, có quả thuôn, nặng tới 10-20kg. Thịt quả có màu thay đổi từ trắng tới đỏ sẫm, mọng nước, vị dịu ngọt ở các giống trồng (còn ở loài điển hình thì có vị đắng); hạt dẹp, màu đen nhánh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ ĐẬU

Củ đậu hay Củ sắn - Pachyrhizus erosus (L.) Urb, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Dây leo, có rễ phình thành củ. Lá kép có ba lá chét. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá. Quả có lông. Hạt dẹt. Củ đậu ăn được nhưng hạt lại rất độc. Cành lá dùng làm phân xanh. Củ đậu là loại rau được ưa chuộng từ Bắc chí Nam. Củ đậu ăn tươi mát, có tác dụng giải khát. Dùng xào với thịt, tôm tép, nấu thay rau ăn ngon miệng. Người ta còn dùng Củ đậu kho với thịt, hầm thịt, làm nộm, làm nhân bánh đa nem, lẫn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi và mộc nhĩ, bún tàu làm nhân bánh xèo (lẫn với tép bạc, thịt ba rọi).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ DỀN

Củ dền hay Củ cải đường có nguồn gốc từ loài cây hoang dại vùng bờ biển Địa trung hải và Đại tây dương, được trồng và tạo ra các thứ và các chủng khác nhau có loại lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc và có loại dùng lấy đường, chế rượu. Cây Củ dền - Beta vulgaris L. thuộc họ Rau muối - Chenopodiaceae Cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm. Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Lá hình trứng, màu lục có mép lượn sóng. Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài. Cây được nhập vào trồng ở nước ta trên vùng đất cát pha tỉnh Ninh bình trước đây nhưng kém phát triển. Ở miền Nam, cây mọc tốt và được trồng nhiều ở Đà lạt (thứ rubra (L.) Moq.).