Bệnh tiểu đường có nguyên nhân do lượng glucô trong cơ thể chưa được chuyển hóa còn quá nhiều, dẫn đến đường huyết tăng. Khi đường huyết tăng, tụy sẽ tiết ra chất insulin để giúp cho lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao thì tụy sẽ phải tiết nhiều insulin để giúp cân bằng; thời gian kéo dài sẽ khiến tụy mệt mỏi, chức năng tụy bị lão hóa, lâu dần không thể sản xuất ra insulin bình thường được.
Khi thiếu insulin để cân bằng, đường huyết trong máu sẽ tăng cao, từ đó làm cho máu trở nên đậm đặc, hình thành nhiều di chứng như tắc mạch máu, xơ cứng động mạch, thậm chí nhiều hội chứng khác cùng xuất hiện như mắt mờ, rối loạn thần kinh thực vật, suy thận...
Có rất nhiều loại rau xanh điểu trị hiệu quả bệnh tiểu đường, tiêu biểu là hành tây, khoai sọ, mướp đắng, củ mài, bí ngô...
CÁC MÓN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. Sinh tố tổng hợp
Nguyên liệu: Ớt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng.
Cách làm:
- Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn.
- Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố.
Tác dụng chữa bệnh: Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
2. Canh rau khoai lang, bí đao
Nguyên liệu: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít; muối, mì chính vừa đủ.
Cách làm:
- Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ.
- Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ.
- Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút.
- Cho lá khoai lang vào nấu chín; nêm muối, mì chính.
Tác dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt giải độc, hạ đường huyết.
3. Cháo đại mạch và đậu Hòa Lan.
Nguyên liệu: Đậu Hòa Lan 180g, đại mạch 180g.
Cách làm: Đem hai thứ trên đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo.
Tác dụng chứa bệnh: Thanh nhiệt giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.
4. Mướp đắng hầm đậu phụ
Nguyên liệu: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít.
Cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành.
- Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín.
Tác dụng chữa bệnh: Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.
5. Sinh tố cà rốt
Nguyên liệu: Cà rốt 2 củ.
Cách làm: Cà rốt rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (không cho thêm bất cứ gia vị nào khác).
Tác dụng chữa bệnh: Mỗi buổi sáng, chiều uống 100 ml nước sinh tố cà rốt, dùng liền trong một tháng sẽ mang lại hiệu quả hạ đường huyết rõ rệt, giảm các hội chứng do bệnh tiểu đường đưa lại.
6. Trà mướp
Nguyên liệu: Mướp 180g, lá chè 6g, muối đủ dùng.
Cách làm:
- Mướp rửa sạch, nạo bỏ vỏ, thái lát mỏng.
- Cho mướp vào nồi, đổ nước vừa phải, tra muối, nấu thành canh.
- Pha trà nóng, đổ nước chè vào là được.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày dùng 2 lần sẽ giúp hạ đường huyết.
7. Trà mướp đắng
Nguyên liệu: Mướp đắng 150g.
Cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho mướp vào nồi, đổ nước vừa phải đun trong 30 phút.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày uống một cốc sẽ giúp hạ đường huyết.
8. Sinh tố bí đao
Nguyên liệu: Bí đao 1 quả nhỏ.
Cách làm:
- Bí đao rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ.
- Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày uống 3 lần sẽ điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả.
9. Nước bí đao, lá sen, củ mài
Nguyên liệu: Bí đao 150g, lá sen 80g, củ mài 40g.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, bí đao gọt bỏ vỏ, lá sen thái nhỏ.
- Cho cả vào nồi, đổ nước vừa phải, đun kỹ là được.
Tác dụng chữa bệnh: Mỗi ngày uống 1- 2 lần sẽ cải thiện tình trạng đường huyết.
10. Nước đậu Hòa Lan
Nguyên liệu: Đậu Hòa Lan 100g.
Cách làm: Đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa phải sắc kỹ là được.
Tác dụng chữa bệnh: Hạ đường huyết.
11. Canh khoai tây
Nguyên liệu: Khoai tây 80g, muối một ít.
Cách làm:
- Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho khoai vào nồi, đổ nước nấu chín.
- Nêm muối vừa miệng.
Tác dụng chữa bệnh: Hạ đường huyết.
12. Canh bí ngô, đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh 25g, bí ngô 200g.
Cách làm:
- Ngâm đậu xanh khoảng 2 giờ.
- Bí ngô rửa sạch, để cả vỏ, thái miếng.
- Cho hai thứ trên vào nồi, ninh nhừ.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày ăn 1 lần sẽ cải thiện bệnh tiểu đường.
13. Canh cà chua, hành tây
Nguyên liệu: Cà chua 2 quả, hành tây 1 củ, muối vừa đủ.
Cách làm:
- Cà chua, hành tây đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Đổ nước vừa phải vào nồi, cho cà chua và hành tây vào cùng nấu.
- Khi nước sôi để nhỏ lửa đến khi hành mềm nhừ, nêm muối.
Tác dụng chữa bệnh: Hành tây có công hiệu khống chế lượng đường trong máu, giúp hạ đường huyết có hiệu quả.
14. Cháo khoai môn
Nguyên liệu: Khoai môn 1 củ, gạo tế 80g, muối vừa đủ.
Cách làm:
- Khoai môn rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng.
- Gạo đãi sạch, bỏ vào nồi, chế nước, cho khoai môn vào cùng nấu thành cháo.
- Nêm muối.
Tác dụng chữa bệnh: Khoai môn giúp khống chế lượng đường trong máu, là món ăn thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.
NHỮNG LOẠI RAU XANH THÍCH HỢP
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
- Bí ngô: Trong bí ngô có chứa hợp chất giúp hạ đường huyết, là thực phẩm chữa bệnh thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
- Mướp đắng: Trong mướp đắng có chứa chất insulin có tác dụng kiểm chế gia tăng lượng đường trong máu, là loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn thường xuyên.
- Cà rốt: Trong cà rốt chứa nhiều chất carotein, có tác dụng khống chế đường huyết rất tốt; ăn nhiều cà rốt có thể hạ đường huyết một cách hữu hiệu.
- Ớt: Là loại gia vị mà bệnh nhân tiểu đường nên dùng thường xuyên do thành phần đặc trưng trong ớt có tác dụng nâng cao khả năng tiết insulin của tuyến tụy, nên ớt được dùng để điều trị các hội chứng của bệnh tiểu đường.
- Các loại rau xanh thuộc họ đậu: Trong đậu tương có chứa estrogen thực vật, có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào máu, khiến tế bào máu không bị hủy hoại do ôxy hóa. Đối với bệnh nhân tiểu đường, hàng ngày ăn đều các loại rau họ đậu sẽ giảm nhẹ các hội chứng do mạch máu bị hủy hoại.
- Hành tây: Trong hành tây có chất gây chảy nước mắt. Đó là chất được sinh ra khi thái hành tây làm tế bào bị hủy hoại. Chất gây chảy nước mắt này có thể làm xuất hiện nhiều hợp chất sunfua hóa có tác dụng chống đông máu, hạn chế tăng đường huyết. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hành tây, mỗi ngày ăn khoảng 1/4 củ sẽ thấy hiệu quả.
- Khoai môn: Khoai môn có nhiệt lượng thấp, lại chứa galactoce, có tác dụng giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp, đồng thời prôtêin dạng nhầy trong khoai môn giúp khống chế đường huyết tăng cao. Do bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế ăn chất đường bột nên ăn khoai môn là rất phù hợp.
- Củ mài: Do trong củ mài có chứa nhiều prôtêin đạng nhầy nên hạn chế được đường huyết tăng cao. Củ mài còn có thành phần hợp chất cácbon có lợi cho cơ thể sản sinh insulin, đào thải đường trong máu nên củ mài là loại thực phẩm rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.
Trích từ sách: RAU XANH CHỮA BỆNH
của Nguyễn Hữu Thụy, NXB Phụ Nữ ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐỎ
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP ĐẮNG
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ RỐT
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - ỚT
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Đậu Nành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH TÂY
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - MÔN
Nhận xét
Đăng nhận xét