Chuyển đến nội dung chính

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CÀ DÁI DÊ

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CÀ DÁI DÊ

Bà bạn đến nhờ coi bệnh cho người quen. Đó là một phụ nữ trang bị "nhiều đồ phụ tùng silicon" (sửa sắc đẹp quá lố). Cẳng tay bị che mất 1/3 bởi vòng vàng (khiến tôi có cảm tưởng chị ta bị còng tay) gây trở ngại cho bắt mạch. Thái độ rất kênh kiệu, loại ỷ giàu, "có tiền mua tiên cũng được". Sau khi khám bệnh, tôi nói:

- Chị có nhiều "hột xoàn" há.

Được dịp, chị ta ca cẩm liên thiên về tài sản cuả mình cứ như băng cassette. Tôi chặn ngang:

- Người ta chỉ cẩn hột xoàn vào bông tai, nhẫn. Còn chị cẩn cả "hột xoàn" vào chân, hai cẳng chân đầy hột xoàn (vết đỉa và muỗi đốt thâm đen). – Sau khi gài một đòn phủ đầu, tôi hỏi tiếp:

- Phân màu gì, mặt phân có láng không?

- Không biết.

- Khi đi cầu, cục phân đầu tiên khô cứng như hòn sỏi. Nhưng sau đó phân còn cứng hay mềm?

- Không biết.

- Trời đất, hỏi gì chị cũng không biết. Chị chỉ lo cái vỏ là săn sóc sắc đẹp và đeo nữ trang còn "bộ đồ lòng" thì bỏ phế, nát bấy đủ thứ bệnh. "ăn thua ở cái lòng", "xấu bụng" thì bên ngoài làm sao tốt đẹp được. Mỗi ngày đi cầu nhớ quan sát phân cho kỹ: màu sắc, khô hay láng, cứng mềm và nhất là ngửi xem có thối không. Trước mắt ăn nhiều cà dái dê. Tuần sau trở lại cho biết chi tiết.

Sau khi thiếu phụ ra về, bà bạn cự nự:

- Ông này bất lịch sự. Người ta làm ăn lớn, tiền của bạc tỷ mà ông bảo xem phân, ngửi phân có thối không.

- Ngửi phân và xem phân là cách xét nghiệm gan mật chính xác nhất.

- Thế sao không kê toa cho người ta đi "bốc" mà tục tĩu dặn Cà dái dê.

- Đã chẩn bệnh xong đâu mà đề cập "toa" với "bốc". Tạm thời cho ăn cà dái dê để mát gan, thông mật. Tôi có nói bậy gì đâu mà chị cự tôi?

- Nói khéo một chút, thay vì cà dái dê thì bảo cà tím.

- Thôi đi bà ơi. Bảo cà tím, nhỡ chị ta ăn cà pháo tím là "vỡ nợ".

Cà dái dê hay cà tím có tên khoa học là Solanum melongena, họ Cà. Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê đực nên có tên Cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa Cà dái dê có hai loài: quả xanh ánh tím và quả tím.

Có người nói ăn cà dái dê bị nhức mỏi. Đúng thôi, đó là ăn quả cà còn xanh non nên nhiều solanin; lượng solanin giảm khi chín. Cà dái dê nướng có mùi thơm hấp dẫn do solanin.

Hãy chọn quả vừa chín tới nghĩa là không còn cứng nữa. Hãy lưạ quả có da bóng mượt và đồng màu, không có vết trầy. Dùng ngón tay ấn vào rồi buông ra, vỏ quả phồng trở lại là quả còn tươi. Vỏ nhân nhúm là bị héo.

100g cà tím sinh 23 calori, có thành phần như sau: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protein, 220mg kali, 15mg photpho, 12mg manhê, 10ng calci, 15mg lưu huỳnh, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, rất ít vitamin. Ruột quả nhiều chất nhày. Vỏ quả có violantine, một chất thuộc nhóm anthocyanosid.

Theo Y học dân gian, cà dái dê có tính mát gan, thông mật, nhuận tràng, thông tiểu, điều hoà tiêu hoá.

Thức ăn thường làm là nướng, xào mỡ, bung, um, xào thịt…Nóng quá làm cà nhão mất ngon. Ruột cà nhầy nhão lại tưởng là có chất dầu, thật ra cà dái dê không có dầu mỡ.

Khi ăn cà dái dê nên ăn cả vỏ vì villantine ở vỏ quả có tính chống oxy-hoá.

1- Tăng tiết dịch tiêu hoá.

Cà dái dê làm tăng tiết mật và dịch tụy, giúp tiêu hoá thức ăn. Cholesterol trong mật nhũ hoá chất béo để có thể hấp thụ qua thành ruột. Trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành albumin và aminoacid. Mật còn làm tăng nhu động ruột.

Cà này trị ăn không tiêu, đầy bụng.

Nếu tiêu hoá tốt thì phân có mùi thối. Khi phân không thối là tiêu hoá có vấn đề, có thể do tạp khuẩn ruột thiếu men xình thối. (xembài Tạp khuẩn ruột trong sách Thuốc kháng sinh cuả cùng tác giả)

2- Trị táo bón.

- Đông y cho rằng táo bón có nhiều nguyên nhân nhưng thường do âm suy nên rút hết nước vào cơ thể, phân khô cứng.

- Chất xơ làm phân tăng thể tích và không đóng tảng.

- Chất nhầy làm phân trơn nhuận.

- Người âm suy và táo bón thì da không trơn nhuận. Nếu chỉ dùng mỹ phẩm chăm sóc cái vỏ ngoài mà không ngăn chặn táo bón thì da không thể mịn màng tươi mát.

3- Giảm cholesterol, giảm thân trọng.

Gan tiết mật, cholesterol là thành phần quan trọng cuả mật. Ruột có cholesterol cuả mật và trong thực phẩm (thịt, trứng). - Chất béo cần nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Chất nhày cuả cà dái dê ngoại hấp cholesterol. Chất này bị khoá hoạt tính nên không hoàn thành chức năng, chất béo không được nhũ hoá nên ở lại ruột. Cả cholesterol và chất béo lưu lại trong ruột để rồi di chuyển xuống ruột già và bài xuất theo phân. Cơ thể không được tiếp tế cholesterol và chất béo, chẳng những thế mật còn kéo theo cholestrol. Kết quả là cholesterol và chất béo trong máu đều giảm. Aên Cà dái dê chính là cách giảm cholesterol- huyết và triglycerid-huyết an toàn nhất. Một quả cà tím nướng có khả năng hấp thụ 83g chất béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai.

Không được tiếp tế thêm, cơ thể tiêu thụ mỡ dự trữ nên thân trọng giảm. Điều cần biết là nên giảm thân trọng từ từ để cơ thể co thới gian thích nghi. Nếu giảm cân nhanh thì sẽ lên cân trở lại mấy hồi. Thân trọng tăng giảm nhanh và nhiều lần sẽ gây xáo trộn sinh lý.

Cà dái dê có khả năng sinh nhiệt thấp kèm với chất xơ và chất nhày nên giảm cân tốt. Nên thêm cà dái dê vào thực đơn cuả ngườii mập phì, cao huyết áp, tiểu đường.

4- Phụ trị bệnh tim mạch.

Chất béo không tan trong huyết tương nên phải núp dưới dạng kết hợp với cholesterol và apoprotein gọi là lipoprotein. Lipoprotein lại chia ra nhiều loại nhưng chỉ có 2 loại làm chúng ta lưu tâm là lipoprotein LDL (low density) và HDL (hignh density). Lipoprotein LDL dư thưà (nhân dân gọi là máu nhiễm mỡ) dễ bị oxy-hoá, tăng kết đọng tiểu cầu (tạo cục máu) và gây xơ động mạch. Động mạch bị giòn cứng và giảm khẩu độ, dẫn tới cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Nếu tảng xơ động mạch hoặc cục máu di chuyển tới tim gây gây đột tử (nhân dân gọi là chết không kịp ngáp), nếu lên não sẽ gây tai biến não. Chất nhày cuả cà dái dê làm giảm triglycerid và cholesterol cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Các tài liệu cuả Đại học Berkeley, Johns Hopkins, Harvard, Tufts gần đây còn cho biết, thực đơn nhiều chất xơ và kali cũng giảm nguy cơ đột tử và tai biến não (xem bài Chuối, Món ăn- bài thuốc q5).

Chất chống oxy-hoá (violantine) trong cà dái dê cũng tham gia ngăn chặn sự oxy-hoa lipoprotein LDL.

Đa số thuốc giảm cholesterol đều đắt tiền và có độc tính. Với căn bệnh này phải uống thuốc dài hạn nên cần tính chi li chi phí trị liệu. – ăn Cà dái dê là cách dùng thuốc hay nhất: an toàn, rẻ tiền, dễ kiếm và còn khoái khẩu nữa.

Cà dái dê đạt những tiêu chuẩn biên soạn sách Món ăn-bài thuốc.

Hãy ăn cà dái dê nướng. Nhớ đừng tưới thêm dầu mỡ. Cũng không ăn cà dái dê xào mỡ. Món cà tím bung với đậu hủ, thịt nạc cũng thích hợp với trường hợp này.

Món cà dái dê lăn bột chiên chỉ ăn ít vì có chất béo và trứng.

5- Thông tiểu và thải urê.

Thực đơn nhiều thịt làm tăng urê-huyết. Purine trong thịt và đậu nành tích tụ gây bệnh thống phong với triệu chứng đau khớp; điểm đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác chứ không ở một vị trí như bệnh thấp khớp.

Cà dái dê thông tiểu, tăng thải urê và acid uric.

Trích nguồn: SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y
Do Lê Đình Sáng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội sưu tầm



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.