Còn gọi là Sài hồ, Sai hồ nam, Hài sài (Phucheapteropoda Nerisl.) thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao tới 2 - 5m, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, hình thía, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc.
Cum hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím, với 4 – 5 hàng lá bắc; các đầu này hầu như không cuống và hợp thành 2 - 4 ngù. Quả bể có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Bộ phận dùng: Rễ cây và lá.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dại ở vùng nước lợ khắp các tỉnh, có trữ lượng lớn ở Hậu Giang (Long phú, Cần thơ, Thốt nốt), Long An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Rễ có thể thu hái quanh năm. Đào rễ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Cành mang lá non, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Hoạt chất và tác dụng: Rễ chứa tinh dầu, các chất khác chưa rõ.
Theo Y học cổ truyền, cây có vị đắng, tính hơi lạnh, có công năng phát tán phong nhiệt, giải uất. Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu, lá làm toát mồ hôi.
Cách dùng: Ngày dùng 8-20g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác như Mạn kinh (Màn kinh), Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân.
Lá có hương thơm, thường dùng để xông. Người ta còn giã nát lá và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng, đắp lên nơi đau ở hai bên thận, chữa đau mỏi lưng. Có thể dùng rễ.
Có nơi đã chế thành viên giải cảm; bột lá Lức 6,25g, bột Cam thảo 0,3g, bột Bạc hà 6,25g, tá dược vừa đủ 100 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn. Có thể làm trà giải cảm: cây Lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Nhận xét
Đăng nhận xét