Muống biển hay rau Muống biển (Ipomoea pescaprae (L.) Sweet) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Mô tả: Cây thảo, mọc bò. Thân nhẵn, màu tìm. Lá mọc so le, có cuống dài 5-7cm hay hơn; chóp lá chia làm 2 thùy nom như là cây Móng bò, dài 4-6cm, rộng 5-7cm; lá non có 2 mảnh xếp vào nhau. Hoa màu hồng tím, hình phễu, mọc thành chùm 2-3 cái ở kẽ lá, nom giống như hoa rau Muống. Quả hình cầu có 4 hạt. Toàn cây có nhựa mủ trắng đục nhự nhựa Khoai lang.
Bộ phận dùng: Dây, lá và rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang bò lan trên mặt đất, ở cặc bãi cát ven biển, có khi vào tận vùng nước lợ một số tỉnh như Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp... Cũng có khi được trồng. Có thể trồng bằng đoạn thân cành vào mùa mưa trên đất phù sa. Thu hái dây lá vào tháng 5, tháng 6 trước lúc cây có hoa. Rễ thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi khô.
Hoạt chất và tác dụng: Chỉ mới biết là toàn cây có chất nhầy. Y học dân gian thường xem lá có vị hơi đắng, tính bình, dùng thông huyết, giải độc. Còn rễ có vị đắng, the, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, giải độc, lợi tiểu.
Người ta thường dùng lá tươi hay khô uống trong trị cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay nhức mỏi, táo bón. Dịch lá thông tiểu dùng chữa phù thũng. Lá khô hoặc lá tươi dùng đắp các vết bỏng, mụn ngứa, lở loét, mụn nhọt đang mưng mủ. Còn dùng trị rắn cắn. Rễ, củ cũng thường dùng như lá chữa nhức mỏi, thông kinh, điều kinh và trị đau bụng về huyết, có gò cục.
Cách dùng: Ngày dùng 8 - 16g khô hoặc 20 - 30g tươi dây lá hoặc củ sắc uống. Lá tươi giã nát lấy nước uống bã đắp trị rắn cắn. Dây lá khô tán bột rắc vết bỏng, mụn nhọt. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét