Còn gọt là Mộc liên (Hibiscus mutallis L.) thuộc họ Bông (Malvaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le; phiến lá có 5 thùy, rộng tới 15cm, gốc lá hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới; gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, đẹp, mọc riêng lẻ hay tụ hợp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng, đến chiều ngả sang màu hồng đỏ. Quả hình cầu, có lông vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.
Bộ phận dùng: Lá, hoa và vỏ rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân.
Có thể thu hái quanh năm. Hoa hái khi mới nở (tháng 8 - 11). Vỏ rễ cũng thu quanh năm. Thường dùng tươi, hoặc phơi khô dùng dần.
Hoạt chất và tác dụng: Trong cánh hoa có anthoxyanoxit tạo nên sự đổi màu. Trong lá, hoa có chất nhầy dính.
Theo Y học cổ truyền, Phù dung có vị nhạt, nhiều nhớt, tính mát. Có tác đụng tiêu độc, tiêu thũng, hết mủ, giảm đau, thông huyết mạch. Dùng chữa mụn nhọt độc đang mưng mủ, đinh râu, nhiễm trùng, viêm tuyến vú sưng đau, viêm thận và bàng quang, trị bỏng nước sôi, ho thổ huyết, kinh nguyệt nhiều. Còn dùng thông tiểu, hạ nhiệt, giảm sốt.
Cách dùng: Ngày dùng 5 - 20g dạng thuốc sắc để uống. Mỗi ngày 50g lá hoặc hoa giã đắp, mụn sẽ vỡ mủ, phối hợp với củ Chuối tiêu, rau Sam tươi, liều lượng bằng nhau, rửa sạch, thêm ít muối giã nát đắp vào chỗ đau rồi băng lại, ngày đắp 2 lần. Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành bột nhão dùng đắp lên chỗ sưng đau vừa có thể làm tiêu mụn nhọt, hoặc làm cho mụn nhọt chống vỡ mủ.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Cây Phù Dung
Nhận xét
Đăng nhận xét