BAN - SỞI
43 Bài thuốc
BAN
1. Ban
- Nga lau, Rau tần, Bồ ngót, Rau má, Cỏ mực, Rau lài, Cam thảo, Rễ mắc cỡ, Mần trầu, Rễ tranh, Tim tre, Chổi đực, Đậu xanh, Tơ hồng, sắc uống.
2. Ban
- Gà ác - Lá dâu non. Xào ăn cho ra ban.
3. Ban
- Rễ mắc cỡ (sao, khử thổ), sắc uống ra ban.
- rễ lá lốt, Tử thảo, Câu đằng, tán nhỏ, ngày uống 2 muỗng nhỏ, uống trong nhiều ngày.
4. Ban
- Mần trâu, Rễ điên điển, Rễ tranh, Đậu linh, Cổ may, Mía lau, Thiền liền, sao khử thổ, uống, lấy đũa thoa trên lưỡi đóng trắng.
5. Ban bạch
- Cây lức (sạt mỏng, sao vàng), Tim tre non (sao vàng), Trà tàu 1 nhúm - Gừng tươi 5 lát, sắc uống ra ban.
- Xa tiên, Hạt dẻ, Ngân hoa, Chổi đực, Kỷ tử, Vú sữa, Giáng hương, Nam thủ ô, Giần xay sắc uống.
6. Ban cua
- Chổi đực 1 nắm sao vàng, khử thổ, sắc uống.
- Lá mái nhà, Củ gừng, Nếp trắng, Huỳnh liên, Đậu xanh, Cam thảo, Hành hương, Huỳnh cầm, Tiêu sọ, Huỳnh bá, Tim tre. Sắc 600ml còn 7 phân, uống.
7. Ban cua
- Tử tô 1 nắm
- Nguyệt bạch 1 nắm
- Chổi đực 1 nắm
- Sa sâm 1 nắm
- Cam thảo 1 nắm
Tất cả những loại trên sắc uống.
8. Ban đen
* Cách thử tìm bệnh:
(1). Quậy nước vôi lóng trong mà cho uống
- Người bệnh nói ngọt là có ban.
- Người bệnh nói mặn là không có ban.
(2). Ngồi chồm hổm, gối đụng cằm, nếu nó giựt là có ban.
(3). Bột nếp “lấy trùng” nhồi dẻo, thoa vô mình, nếu có ban, nổi lên, cắt mà nặn máu.
(4). Cà tiêu hột cho mịn nhấn, cho đập 1 cọng trầu, chấm vô tiêu rồi chấm vô mình bệnh nhân:
- Nếu có ban đen thì nổi quầng đen
- Nếu có ban trắng thì nổi quầng trắng
- Nếu có ban đỏ thì nổi quầng đỏ
Sau đó cắt nặn máu ở ngực và lưng.
Đặc biệt chú ý: Tìm bệnh mà thấy 2 lằn đen trên xương hông đụng nhau là bệnh nặng. Khó cứu!
* Thuốc lấy ban:
- 10 con trùn cơm
- Lấy mộng dừa moi 1 lỗ
Đậy kín lại chưng cách thủy cho chín.
(1). Vắt lấy nước cho uống
(2). Lấy xác mà đặt lên chấn thủy.
* Thuốc giải ban:
(1). Vỏ sò huyết: 10 cái đốt cháy ra tro hòa nước, lóng trong cho uống.
(2). Củ thơm tàn ong xắt mỏng, sao vàng sắc 2 chén còn nửa chén uống.
(3). Rau húng cây, húng lủi, lức dây, lức cây, củ bạc hà, khoai lùn (Hoàng tinh), Cam thảo đất, cà bắp non, dừa nước.
Các thứ bằm nhỏ, sao vàng. Sắc 3 chén còn 7 phân cho uống.
9. Ban đen
- Cây muồng trâu 1 nắm sao
- Rau húng cây 3 đọt
- Đậu đen sao chín 50 hột
- Cây bồ ngót 2 nắm
- Cỏ Mần trầu 1 nắm
- Trùn con (bỏ ruột sao vàng) 20 con
Để trùn vào trái bí đao hoặc trong ruột chuối cây, nướng chín sôi bọt, vắt nước uống, 2-3 lần trong 1 giờ.
- Cắt giác sau lưng.
- Nếu nóng nhiều gia Thần thông, Thường sơn.
10. Ban đen
Hiện tượng: Lưỡi đen
Mê man
Lúc lạnh, lúc nóng.
- Gà giò to 1 con, nấu 1 giờ gói vào vải, đánh chà sau lưng, xem kỹ có lông đen bật lên, lấy nhíp nhổ lên, bệnh nhân tỉnh dậy.
- Chuối tiêu 1 củ, phơi khô, tán.
- Đậu đen 1 nhúm sao vàng khử thổ sắc uống.
- Trùn hổ mổ ruột, rang tồn tính, tán nhỏ uống với nước trà.
11. Ban đen
Nóng mê man, nằm li bì, miệng môi khô, khát nước khó ngủ.
- Phương ban đầu:
- Cây muồng trâu (vạt nhỏ sao) 1 nắm lớn
- Rau húng cây 3 đọt
- Đậu đen (sao chín) 50 hột
- Cây bồ ngót 2 nắm
- Cỏ Mần trầu 1 nắm
- Trùn cơm (bỏ ruột sao vàng) 20 con
Các món trộn chung nhồi vô 1 trái bí đao (moi ruột) hay 1 khúc chuối cây. Nướng cho nóng, sôi bọt, vắt nước uống, 1 lần 1 chung, mỗi giờ uống vài ba lần.
* Phụ thêm: Cắt giác sau lưng 4 - 6 ống từ trên xuống. Nấu súp mà uống nước: Cải bẹ, rau dền, bồ ngót, đọt dâu tằm, mía lau, bí đao và cá lóc.
Nếu sáng nhiệt độ 38°C, chiều 38,5°C, 39°C, 40°C, gia thêm:
- Dây Thần thông 10 lát
- Cây Thường sơn (ngâm giấm, sao) 10g
- Trùn cơm (bỏ ruột sao khô) 20 con
- Đậu đen (rang chín) 30 hột
Cách 2 giờ uống 1 lần, 1 lần nửa chén uống đến khi hết thuốc.
- Qua ngày sau, uống thang này
- Rau dễn tía 7 lá
- Măng sậy (đập dập) 3 đọt
- Cỏ mực 1 nắm
- Rau húng cây 3 đọt
- Cây muồng trâu 1 nắm
- Vỏ quít 2 cái
- Bồ ngót 1 nắm
- Đậu xanh cà 1 muỗng
- Lá nhãn 5 đọt
- Rễ tranh 1 nắm
- Mần trầu 1 nắm
- Sả (đập dập) 3 củ
- Mía lau 3 mắt
- Rau má 1 nắm
- Cây ké 1 nắm
- Gừng sống 3 lát
- Cam thảo đất 1 nắm
Sắc 2 tô lấy 1 tô, uống 4 lần trong ngày.
12. Lậm ban
Triệu chứng: Phong độc phát ban lâu ngày, con nít dễ chết, tiêu ra máu, lạnh nóng xen kẽ.
- Thạch cao phi, Đọt thơm, Nga lau, Bạch đầu ông, Sậy, măng non.
Đâm nát lấy nước, trùm mền phun thuốc 2-3 lần.
13. Lậm ban
- Đương qui, Bạch thược, Mân trầu, Dâu tằm, Tim tre mỡ, Đậu xanh, Trà tàu 1 nhúm. Sao nấu trong siêu, uống nếu không có mồ hôi.
14. Lậm ban
- Cam non nướng chín, Phèn chua phi sém, Đọt khổ qua, Phèn chua trộn với dầu. Thoa lưỡi cho tróc rêu lưỡi trắng, cho sạch.
- Đậu ma, Cây đậu ván tía, Cây củ cù nèo, Ô rô tía. Nấu chín xông.
- Ngũ trảo (nhánh, lá), Trầm hương 10 ngọn. Gà chẻ đôi.
15. Lậm ban
- Trân châu, Hoạt thạch đều 1 chỉ tán mạt. Nấu cháo với đường.
Trị ban có vết bầm (xuất huyết).
- 7 con trùn hổ xẻ ruột rửa sạch, chuối tiêu xẻ hai, để trùn vào, nướng vắt lấy nước uống.
- Châu thần uống ra ban.
- Trân châu, cỏ may cây rễ, sắc uống ban lộ ra.
16. Ban trái
Ban và trái mới phát, sanh bón uất
- Cây nhàu 30g
- Cây chuối 5g
- Cây muồng trâu 20g
3 thứ sắc uống
- Thuốc giải nọc ban
- Lá khổ qua 1 nắm đâm nhỏ
- Hột gà lộn 5 hột (đập ra chỉ lấy nước)
Hai thứ hòa chung sắc nước mà uống.
- Trị các thứ ban và ngừa trái
(1). Dây mướp hương xắt nhỏ, phơi khô, sắc kẹo mà uống, nước nhì nấu uống thường ngày.
(2). Mớ lá me chua/vỏ cây me 1 mớ, Cam thảo đất, Cứt quạ nhỏ lá, Bạc hà đất, Tía tô, Bồ ngót, Húng cây, Cây ngà voi, Quế đất, Hoắc hương, Đậu săng, Ké đầu ngựa.
Để chung vào nồi, đổ xiếp nước, trét kín nổi như nấu rượu, sắc thuốc đến nước đục thì thôi.
SỞI
* Triệu chứng:
- Phát sốt, ho, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, điểm lấm chấm màu đỏ, hơi nổi mụn lên.
- Cấp tính, truyền nhiễm, thường có vào mùa đông và mùa xuân.
- Trẻ em từ 6 tháng - 5 tuổi thường mắc.
- Độc sởi phát thấu ra ngoài là thuận nhờ cơ thể mạnh, nọc nhẹ.
- Độc sởi truyền vào trong là nghịch do cơ thể yếu, nọc mạnh.
- Sởi thì nốt mọc lên như hạt vừng lan thành từng mảng, còn đậu thì nốt mọc như hạt đậu làm thành từng hạt, đều do hình dáng mà đặt tên.
Hai bệnh đều do một căn nguyên là thai độc:
- Đậu thì phát ra ở ngũ tạng, tạng thuộc âm chủ huyết, nên đậu có hình mà có nốt, phát chứng có hàn có nhiệt.
- Còn sởi thì phát ra đã khác thì cách chữa trị cũng khác.
Chữa đậu phải củng cố bên trong, phải dùng thuốc bổ, chữa sởi không bổ bên trong mà phát tán, chỉ có lúc đậu mới phát thì có thể phát tán là hơi giống nhau; đến khi đã mọc ra thì đậu nên bổ khí để sinh huyết, còn sởi thì nên bổ âm để át bớt dương. Đó là nguyên tắc chính.
Lại lúc đầu sởi mọc phần nhiều giống thương hàn, nhưng sởi thì ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước miếng trong, mí mắt hơi sưng, nước mắt chảy ràn rụa, mắt mặt phù thũng, hai má đỏ hồng, ợ mửa, ọc khan. Hã thấy chứng này nên tránh gió rét cẩn thận, đừng cho ăn đồ tanh cay, dùng thuốc giải biểu làm cho da thịt mở ra thì độc sởi dễ ra.
17. Sởi
- Lá cối xay 10g
- Lá súng 12g
- Lá dâu 12g
- Lá cúc tần 12g
4 vị dùng tươi sắc uống vào thời kỳ lúc sởi sắp mọc, cốt để sởi mọc đều.
18. Sởi đã khỏi, bồi dưỡng
- Nam Bạch truật 10g
- Mạch môn 10g
- Mộc hương 10g
- Cúc hoa 5g
- Liên nhục 5g
- Nõn dâu 7g
- Nõn gừng tươi 1 lát
- Sinh địa (sao khô đến thơm) 10g
Bài thuốc sắc uống chữa sởi mới phát:
- Kim ngân 16g
- Kinh giới 10g
- Chi tử 10g
- Cây Tanh tách 10g
- Hoài sơn 10g
- Nam Mộc hương 10g
- Sài đất 10g
- Cúc hoa 5g
- Thổ phục linh 10g
- Nõn Bạch chỉ 5g
- Sinh địa 5g
- Mạch môn 10g
- Thương nhĩ tử 10g
- Cam thảo đất 5g
- Nam sâm 10g
Nếu tiêu chảy bỏ Sinh địa, Mạch môn, gia Mộc hương, Trần bì.
Sởi hết bỏ Tanh tách gia Tang bạch bì.
Kiêng cá, chất tanh và chuối tiêu.
Sởi không mọc được dùng hạt mùi già hòa rượu phun, lại nấu các thứ lá thơm tắm. Nấu cháo cho ăn để triệt nọc.
19. Sởi
- Kinh giới tuệ 10 đc
- Bạc hà 2 đc
- Tía tô 5 đc
Có thể thêm Kim ngân, Liên kiều.
20. Bài thuốc sởi
- Độc lực, Lá sắn thuyền, Vòi voi, Kim ngân, Lộc vừng, Phượng vĩ.
Phòng biến chứng sởi sang ly.
21. Bài thuốc bổ sau sởi
- Lá cây sâm, Lá sung tật, Rễ cây đùm đủm.
22. Sởi
- Dầu cá mè nấu cháo cho ăn, trẻ em thì lấy nước trong cho uống.
- 20 phút sau: giã hạt mùi tán nhỏ, tẩm rượu xoa cả người.
- 20 phút sau nữa: lấy quả khế ngọt cho ăn, hoặc vắt quả khế chua cho uống.
- Khế khô, sắc cho uống, vỏ cây khế cũng được.
* Kiêng: muối, thịt gà 1 tuần.
23. Sởi
- 1 nắm lá bàng, 1 nắm lá sả, 1 chén hạt mùi, nấu tắm 2 ngày 1 lần.
- Thiên niên kiện 5 đc, Địa liền 5 đc, Hoắc hương 5 đc, Nhân trần 5 đc.
Khi có người bị sởi trong nhà quạt lò than, bỏ các vị vào cho lên khói xông cho người bị sởi.
- Trong xóm có bệnh sởi; tuyệt đối không tắm, không cho ra gió, không ăn đồ tanh, lạnh.
* Tiên sởi: Kinh giới tuệ để sống sắc uống 1 lạng.
* Hậu sởi:
- Xơ mướp khô 5 đc
- Rễ thì là 2 đc
- Rễ rau dệu 3 đc
Sao vàng sắc uống.
* Cả tiền sởi và hậu sởi:
- Long cốt 1 lạng, tẩm giấm 1 đêm, hầm trấu 2 ngày, hầm than 1-2 giờ.
- Thần sa: 5 đồng cân
- Trẻ em: - Từ 1 tháng - 5 tháng: uống 1 phân - 2 phân
- Từ 5 tháng - 1 tuổi: uống 2 phân - 5 phân
- Từ 1 tuổi - 1 tuổi rưỡi: uống 5 phân - 1 đc
Thang với nước vỏ cây sắn thuyền
* Nếu có cam tẩu mã: vỏ chuối tiêu chín phơi khô 1 bát to đốt cháy thành than + thìa muối cùng đốt với vỏ chuối, tán nhỏ xát vào.
- Nếu đi tả: Rau dừa cạn sao vàng 1 nắm, sắc uống.
24. Sởi
* Sởi đang mọc
- Thăng ma 1,5 đc
- Cát cánh 1,5 đc
- Phòng phong 1,5 đc
- Kinh giới 1 đc
- Cam thảo 1 đc
- Tiền hồ 1,5 đc
- Ngưu bàng (sao) 2 đc
- Chỉ xác 1,5 đc
* Ngày 1, 2, 3: cho phát ban đều, uống hai thang mọc đều thì nghỉ, chưa mọc thì uống thêm 1 thang nữa.
- Cháu bé:
2 bát nước sắc còn 1 chén uống.
2 giờ 1 lần uống vài thìa.
* Sởi đang bay, còn sốt ho là do sởi bay chậm
- Ngưu bàng (sao) 2 đc
- Mộc thông 1,5 đc
- Huyền sâm 1,5 đc
- Hắc chỉ tử 1,5 đc
- Hoa phấn 2 đc
- Cát cánh 1,5 đc
- Địa cốt bì 29 đc
- Tri mẫu (sao) 1,5 đc
- Cam thảo 1 đc
- Xuyên tâm liên 1 đc
* Ngày 4,5,6: Sởi bay, hết sốt, còn ho
- Cam thảo 1 đc
- Mạch môn 1,5 đc
- Thạch cao chín 2 đc
- Huyền sâm 2,5 đc
- Cát cánh 1,5 đc
- Trần bì 1 đc
- Tri mẫu (sao) 1,5 đc
- Hoàng cầm 1 đc
- Sinh địa 1,5 đc
Kiêng: Muối, tôm, cá, cua, nước, gió.
25. Biến chứng sởi
Mọc không đều, mọc ngược cam răng, cam tẩu mã, lỵ, tiêu chảy, ho gà
* Cam tẩu mã
- Bằng sa phi 1 đc
- Cam thảo 0,5 đc
- Xạ hương 2 phân
- Thạch cao sống 2 đc
- Mai hoa 1 phân, tán riêng
- Liên kiều 1 đc
Trong thì uống:
- Cương tàm 2 đc
- Cát căn 2 đc
- Sinh địa 1 đc
- Trúc diệp 1 đc
- Hoàng bá 0,5 đc
- Mao căn 3 đc
- Kim ngân 2 đc
- Hoàng liên 1 đc
- Rễ rau dền dại thái mỏng, đốt thành than 3 đc
26. Sởi
- Thạch hộc 5 đc
- Rau má 2 đc
- Quả ké 3 đc
- Cà gai 2 đc
- Thổ phục linh 2 đc
- Vỏ gạo 3 đc
- Thạch xương bồ 3 đc
- Kinh giới 2 đc
- Kim ngân hoa 2 đc
Sắc uống. Trẻ em uống 1/2 lều
Làm kinh: gia Câu đằng 2 đc, Thuyền thoái 10 con
Nhiệt ở miệng: gia Bồ công anh
Ho: gia Bách bộ
Ra máu: gia Trắc bá điệp sao vàng
Tả lỵ: gia Mộc hương.
27. Sởi
- Rễ rau dền, 1 lạng sao vàng
- Vỏ cây khế cạo rêu, thái phơi khô, sao vàng khử thổ 5 đc
- Củ Cao lương khương (riềng ấm) thái phơi khô, sao vàng 1 đc
- Cây tanh tách, sao khô
- Quả khế khô 1 đc
- Lá tía tô 2 đc
- Cát căn 2 đc
- Gừng sống 3 lát
Sắc uống. Nếu không có Cao lương khương, cây Tanh tách, thì lấy Cát căn, Tía tô.
Sởi mọc đến đầu gối thì thôi. Nếu bị gió nắng mưa, mỏi tay chân, lấy lá Phù dung + muối buộc vào 1 đêm.
Nọc vào mắt: Hồng hoa 3 đồng cân chế nước sôi, thấm vào một miếng bông gòn đắp vào.
* Chú ý: Kiêng nhất là mỡ lợn, thịt lợn, gà, cua, tôm, chất tươi.
28. Sởi
- Quả khế khô (nấu cá trê làm canh)
- Lá giấp cá (1 nắm giã để uống sống nếu nóng nhiều 1, 2 lần sởi mọc thì thôi)
- Lá Đại bi, khi mọc rồi ho, xông nước hơi với Đại bi.
29. Sởi
- Tử thảo 1 lạng sao vàng
- Hoắc hương khô 2 đc
- Hương nhu tuệ khô 3 đc
- Cam thảo nam 3 đc
- Tầm gửi cây khế phơi âm can không sao 1 lạng
Nếu sởi không mọc, phát mồ hôi sau gáy, tay chân lạnh, quằn quại thì dùng hạt mùi giã nhỏ với nước nóng, xoa cùng mình thì 5 - 6 giờ sau sởi sẽ mọc.
30. Sởi
- Lá Tử thảo 2 lạng
- Củ riềng ấm 2 lạng
Hai vị sao vàng sắc đặc cho uống từ khi bắt đầu đến lúc sởi bay.
Khi bay hết rồi; thêm:
- Hoa kim ngân 2 lạng
- Hoa kinh giới 2 lạng
Cho tiêu độc. Ăn cơm nhạt với đường.
31. Sởi
- Thăng ma, Tang bạch bì, Kinh giới, Cát căn, Đăng tâm.
- Nóng nhiều nói mê, gia Chi tử 2 đc - Địa cốt 2 đc.
- Đi cầu phân lỏng, gia Sơn tra, Hậu phác.
- Biến chứng lỵ: gia Hoàng liên 1 đc, Hoạt thạch 1 đc, Hòe hoa 1 đc:
- Sởi đã bay: gia Liên kiểu, Kim ngân hoa (tiêu độc)
- Chậm mọc: Bôi thăng ma; trên mọc, dưới chưa mọc gia Ngưu tất.
- Sởi bay rồi: bỏ Thăng ma - gia Thổ phục linh 2 đc.
- Nóng nhiều: gia Hoàng cầm.
32. Chữa sởi
- Rễ mài với rượu, giấm xoa vào tay và thân mình.
- Lá dành dành, Rau má, Kinh giới, Kim ngân, Lá vòi voi, sắc uống.
33. Sởi
- Làm cho sởi lên: lấy nấm hương rửa sạch, xé tơi, ngâm nước nóng nấu sôi uống. 3 nấm mỗi ngày.
34. Sởi
I. THỜI KỲ SỞI PHÁT
Từ khi phát nóng, sởi mọc 3 - 5 ngày. Bắt đầu ho, phát sốt, nghẹt mũi, chảy mũi, mỏi mệt, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, ăn kém, tả loãng.
* Cho nọc sởi xuất ra ngoài:
(1). Rau giấp cá 16g
- Rau dệu 16g
- Cam thảo đất 12g
- Đậu cọc rào 2 - 4 vị càng tươi càng tốt.
Sắc 300ml lấy 150ml chia 2 - 3 lần, uống cách 3 giờ 1 lần.
(2). Lá Trân châu 40g (Nam tử thảo) tươi càng tốt.
Sắc 300ml lấy 150ml, chia 2 - 3 lân uống.
(3). Lá mọc sởi 40g (lá ban, cổ cóc). Sắc 300ml lấy 150ml, chia 2 - 3 lần uống.
(4). Củ Mã thầy 40g (củ năng)
- Củ cà rốt 40g
- Hột mùi 40g - 3 vị nấu chung uống như uống trà.
II. THỜI KỲ SỞI MỌC: TỪ MỚI MỌC ĐẾN KHI MỌC CẢ NGƯỜI 3 NGÀY
Sởi mọc nặng thêm, nóng đữ đội hơn, buôn phiền, khát nước, ho nhiều, tiêu chảy, màu sởi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt, lưỡi đỏ (nếu lưỡi khô thì nặng hơn).
* Uống để thanh nhiệt giải độc:
- Lá tre 20g
- Sa sâm 12g
- Sài đất 16g
- Ngân hoa 16g
- Cam thảo đất 12g
- Mạch môn 12g
- Củ sắn dây 12g
Sắc 600ml lấy 300ml, uống mỗi lần 30 - 40ml cách 3 giờ.
III. THỜI KỲ SỞI BAY: SỞI MỌC ĐỀU ĐẾN HẾT 3 NGÀY
Sởi lặn, nóng sốt lui theo ngay
Nếu trẻ có xuất hiện gò má đỏ, nóng từng cơn, ho ít đàm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận.
(1). Sáng ra lưỡi đỏ mà khô là nhiệt độc của sởi còn sót, làm hao tổn tân dịch của phổi và dạ dày
Chữa bằng cách: bồi dưỡng tân dịch
- Nam Sa sâm 120g
- Hạt sen (sao vàng) 120g
- Củ mài (sao vàng) 60g
- Lá dâu non 120g
- Cam thảo dây 80g
- Hoàng tinh 160g
- Đậu đỏ (sao vàng) 120g
- Mạch môn 80g
- Sả 80g
Các vị tán mịn luyện hồ với mật ong làm viên, uống mỗi lần 10g, ngày 3 lần.
(2). Nếu có chứng lỵ sau khi sởi bay
- Rau má 20g
- Lá mơ 16g
- Củ phượng vĩ 12g
- Cỏ nhọ nồi 12g
- Cam thảo dây 8g
- Rau sam 16g
- Vỏ núc nác 12g
Sắc 400ml lấy 150ml, chia 2 - 3 lần uống.
(3). Nếu sau khi sởi bay, có ho kéo dài
- Mạch môn 12g
- Bách bộ 12g
- Cam thảo dây 8g
- Lá táo 8g
- Vỏ rễ dâu (tẩm mật, sao vàng) 20g
- Lá chanh 6g
Sắc 400ml lấy 150ml, chia 2 - 3 lần uống.
Bài thuốc này không độc hại cho cơ thể tí nào, chỉ bồi dưỡng (nếu làm sạch đất trong ruột giun) và có tác dụng chuyên diệt trùng bệnh, không phải chuyên hạ nhiệt.
* Công dụng: Trị sốt xuất huyết với các dạng biến chứng khác nhau, ở các trạng thái nặng nhẹ khác nhau (theo các trường hợp đã dùng qua thuốc này và đều hiệu quả từ 25 đến 60 phút).
* Thường ở trẻ 1 đến 5 tuổi
- Sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ như sởi, nổi giề cao như đị ứng mề đay, như ghẻ ngứa.
- Sốt cao, cũng nổi như trên, hoặc nổi chấm đỏ sẫm, mê man, nổi quầng đỏ như quầng hắc lào, vệt đỏ, như mẩn muỗi đốt v.v...
* Thường ở trẻ 5 đến 15 tuổi
- Sốt cao, sau đó ra máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, tiêu tiểu ra máu (do vỡ mạch máu).
- Sốt cao, sau đó nổi vệt xanh, đỏ bầm, tím hoặc đen ở vài nơi hoặc khắp người (do vỡ mạch máu nhỏ dưới da).
- Sốt mê man, co giật cấm khẩu đứng tròng, chướng bụng đầy hơi, bí đại tiểu tiện v.v... (do sốt cao).
- Sốt mê sảng, nói bậy, cũng có thể phát điên cuồng thường từ 13 tuổi trở lên.
- Sốt cao, hạ thân nhiệt, tay chân lạnh toát, người mệt, đau trong ngực, vật vã, buốt óc, kêu khóc.
* Thường ở phụ nữ, gái 16 tuổi đến già 45, 46 tuổi
- Sốt cao, có thể chướng bụng, bí đại tiểu tiện ra máu, trước kỳ kinh 5, 6 ngày ra máu (khác bệnh thần kinh ở chỗ người bệnh mệt lã, điên nằm điên ngồi, biểu hiện hết sức đau đầu, trợn liếc, nói bậy, có thể xé áo... ít thấy chạy nhảy lung tung (có thể do vỡ mạch máu nhỏ màng não).
* Nam trên 16 tuổi
- Sốt như sốt cảm cúm nhưng kéo dài mãi, buốt đầu, đau mình, chỉ muốn nằm, sốt như trúng nắng, trúng gió, cảm lạnh.
- Nói chung cả nam nữ trẻ em, thường ít muốn ăn, và phần lớn mặt vẫn tươi tỉnh, có lúc người rất mệt, các trường hợp nặng thì tìm yếu mạch nhanh người mệt lã, hôn mê, lạnh xương sống, lạnh tay chân, thường bí đại tiểu tiện, chướng bụng khi bệnh nặng, gặp các triệu chứng trên uống thuốc này cho đủ liều lượng giun đất và rau ngót, cơn nguy kịch sẽ lui ngay trong vòng 30 đến 60 phút, 3 ngày liền uống 3 thang liền, ngày thứ tư khỏi bệnh, bảo đảm không chết từ sau khi uống thang đầu tiên khoảng 60 phút.
* Nên rõ mấy điều:
(1). Phải tuyệt đối đủ liều lượng, nhất là giun. Không độc, không gây lạnh, nếu rửa bỏ hết đất trong ruột giun, ngộ độc là do giun ăn phải chất độc trong đất.
(2). Phát điên đừng để lâu quá 10 tiếng đồng hồ, đừng cho uống thuốc khác chỉ dùng thuốc này, 50 phút khỏi ngay. Thường là bị biến chứng não như thế, dù rất nặng, dù kéo dài đã 4, 5 ngày, thậm chí đã 6, 7 ngày 9, 10 ngày uống cũng khỏi ngay. Nhưng có người chỉ buốt đầu 1, 2 hôm đã chết cho nên đừng để lâu, đừng thấy uống thuốc gì đó để hết cơn điên, hết sốt mà vội cho, không dùng thuốc này.
(3). Phát lạnh dưới 36°C nên uống sáng 1 thang tối 1 thang, và không hạn chế trong 3 ngày. Bao giờ thân nhiệt đạt 37°C kéo đài 3 ngày mới thôi. Hơ ấm bàn tay bàn chân (ấm bàn tay ấm tim, ấm bàn chân ấm não) và hơ các khuỷu tay chân (ấm khuỷu chân ấm phổi, ấm khuỷu tay ấm ruột gan) hơ đến ấm hẳn thì thôi. Còn cả ngực và bụng (trừ chỗ trái tim) thì phải hơ ấm nhiều ngày (theo sách xưa thì nam 7 ngày, nữ 9 ngày) để những chỗ bị tổn thương bên trong nhờ người ấm mà chóng hồi phục trạng thái bình thường. Hơ bằng muối rang bọc trong lá chuối, ngoài bọc nhiều lần vải, có thể hơ ấm bằng cách cho nước nóng vào chai, bọc cao su, hay hơ bằng nhiều cách khác.
Phải cho uống 15, 17 viên 1 ngày, hoặc cho uống nhiều nước chanh cam (nước phải đun thật sôi kỹ, các chén nhúng nước sôi, tránh cho vi trùng vào cơ thể lúc này). Uống các thứ phải uống thật ấm, và từ từ cho uống nước rau má, rau ngót đun sôi pha đường để hàn các chỗ mạch máu vỡ, cho uống nước rễ tranh, râu ngô, để tiểu nhiều lọc máu sạch đỡ mệt, cho uống nước rễ cau (chỗ màu đỏ, non) để thông tiểu, cho uống nước đậu đen xanh đỏ rang v.v... và bôi nhờn như vazeline, dầu paraphin v.v... vào hậu môn, thông tiện.
Dùng con gián không cánh giã nhỏ bọc trong 1 lớp gạc đặt ở rốn nếu quá đầy hơi, cho thông hơi. Thường uống thuốc 50 phút mọi thứ bí đại tiểu tiện, đầy hơi đều khỏi.
Đánh gió kiểu đánh cấp cứu, đánh cho nổi giề thật bầm, đánh xuôi không đánh ngược các trường hợp phát lạnh đến tay chân lạnh ngắt và duỗi thẳng, mồ hôi trán vã ướt, người chỉ còn sống, tim thì xem như nặng nhất, có thể thì chậm chết, tuy vậy vẫn cố đổ thuốc, nếu thuốc thấm chậm nhất là 60 phút mà còn kịp thì vẫn cứu sống được, nhất định phải đánh gió cho hết lạnh và ổn định tim, trường hợp biến chứng lên não gây điên dại, có thể chết trong 1, 2 ngày nhưng cũng có thể sống 7, 8, 9, 10 ngày, cho nên có lâu mấy cũng cố cho uống thuốc để nếu còn kịp thì vẫn cứu sống được, tốt nhất không để quá 4, 5 tiếng sau khi phát điên, trị sớm thì dù điên cuồng nặng vẫn khỏi trong vòng 50 phút.
Dùng thuốc kiểu dập từng chứng, có thể khỏi sốt, khỏi điên, nhưng vẫn có thể còn những biến chứng đầy hơi, bí tiểu, ra máu không cầm được, co giật cấm khẩu v.v...
Trị khỏi dễ dàng và nhanh chóng khoảng trên dưới 30 phút đến 60 phút thôi. Các dạng mẩn đỏ và chứng chảy máu cam nhẹ là nhẹ nhất, cũng nên uống thuốc kịp thời, đừng để biến chứng nặng, cũng nên uống đủ 3 thang, tránh bệnh tái phát, dễ chết vì lạnh, sợ lạnh bụng thì có thể cho vào thuốc uống 1, 2 lát gừng mỏng và sắc cô thuốc hơn (còn độ nửa bát), uống thật ấm, uống từ từ, để tránh nôn mửa (nôn nửa thang kể bỏ, phải làm lại thang khác ngay).
Bệnh này khó, trùng bệnh rất độc rất nhanh, chủ yếu là gây vỡ mạch máu trong ngoài mà chết, cho nên phải uống đúng thuốc “con giun” mới diệt được trùng, phải dùng nhiều rau ngót mới cầm được vỡ mạch máu. Nếu dùng cách trị “dập từng chứng” thì sẽ tạo trạng thái khỏi sốt, khỏi cơn bệnh một cách giả tạo, trùng bệnh vẫn phát triển ngầm, vẫn đục khoét tim óc bên trong, còn dựa vào sức đề kháng của cơ thể thì khó tránh tử vong khi bệnh nặng, biết thuốc sớm hay muộn, cũng nên cố dùng nó mà cứu mạng người, đừng chậm trễ; bệnh nặng hay nhẹ mấy cũng nên uống sớm và uống cho đủ hoặc quá 3 thang.
Bệnh ghẻ lở khắp người chỉ ăn một lần cháo giun, cả bát giun, là khỏi ngay. Đông y ở khắp nước ta chỗ nào cũng biết dùng giun để trị các loại bệnh có trùng độc: Như sốt rét ngã nước, khô gan chướng nước, ban nặng v.v... Thậm chí có nơi dùng trị nọc rắn độc. Đông y gọi giun là rồng đất (địa long) hiệu thuốc bắc thường sẵn Địa long khô. Theo các cụ xưa, rồng là con vật “có phép mầu nhiệm”, thế tại sao trị bệnh cứu người các cụ gọi giun đất là rồng? Tại sao các cụ gọi bài thuốc này là chủ trị “ban xuất huyết”? và chỗ ghi triệu chứng thì (theo bài thuốc đăng ở báo “Hà Nội mới” ngày 17 tháng 9 năm 1969) bài thuốc có vẻ như trị nhiều thứ bệnh, kỳ thực qua thực tế ta thấy những chứng đó chỉ là biến chứng của một bệnh, lan tràn trong cùng một đợt và cùng chịu một bài thuốc... tôi nghĩ: chúng ta nên chú ý điều này. Đồng thời nên đặt việc cứu mạng người trên hết, đừng gớm con giun và nên tự hào con giun, về khoa học trị bệnh cổ truyền của các cụ ngày trước, đừng khinh thường con giun và bài thuốc này, toàn những vị có vẻ tầm thường.
Còn khi tổng kết về đợt dịch này, tôi mong các nơi đều nhằm mấy điều sau đây:
(1). Có ai chết mà đã uống qua thuốc này (dù là chỉ một thang, đúng liều lượng) không?
(2). Có ai đã uống qua thuốc này (đủ liều lượng) mà 60 phút sau không lui cơn nguy kịch, ba ngày sau nghĩa là qua 3 thang thuốc mà không khỏi bệnh hẳn không?
(3). Thời gian đẩy lui cơn nguy kịch và đẩy lui bệnh của các thuốc khác trong mọi trường hợp như thế nào? (vấn đề thời gian luôn xác định bản chất của thuốc)
(4). Có ai bị phản ứng gì (dù nhẹ), sau khi uống thuốc này không? (Trừ trường hợp không chịu bỏ đất trong ruột giun) hoặc bị lạnh vì đêm ngủ không đắp chăn bị gió, toát mồ hôi không lau khô, đi chân đất lúc đang mệt nặng, lạnh sống lưng không đánh gió)
(5). Những trường hợp tử vong đã có uống qua những thuốc gì? Tôi xin đặt trước 5 vấn đề đó để mọi người thấy rõ: Bài thuốc này là bài thuốc chuyên trị bệnh này và đã được lưu truyền trong nhân dân ta từ lâu đời. Bài thuốc đến tay tôi, tôi chỉ thêm điểm bỏ đất trong ruột giun để tránh độc và thêm đậu xanh để phòng độc, nhỡ khi có người vội vàng làm giun không sạch đất. Nhưng nói chung đất dễ gây lạnh, sợ thuốc hàn, còn chất độc chỉ có trong đống rác có nấm độc có nhiều lân tinh và có chất độc do người đổ, bản thân đất không độc.
Còn liều lượng giun thì trong sách xưa có giảng rõ: Sách Đông y nói giun đất dùng tối đa là 10 con, tức là xưa chỉ dùng loại “rồng”, to bằng ngón tay dài từ 25 đến 50 phân, không dùng thứ nhỏ. Loại to đó sấy khô chỉ còn bằng mút đũa và dài 15, 17 phân, cứ theo sách thì khó tìm đủ giun to, do đó nên ông bà ta đã chuyển sang dùng giun bằng đầu đũa, loại màu gụ, to bằng đầu đũa mà ngắn độ 1 tấc đào lên nó rất lành cứ cuộn tròn, không giẫy giụa. Loại này ở chỗ đất màu đâu cũng có giun đỏ và hung hăng, giun to trắng mà thịt bở mềm và ẩm không tốt, dùng không diệt nổi trùng bệnh này.
Trường hợp người kén uống thuốc, bỏ tí đường cho dễ uống và đường không làm giảm công hiệu của thuốc. Nước nhì có giá trị gần bằng nước nhất, không nên coi thường, cho bệnh nhân uống kể như uống 2 thang 1 ngày. Nước ba cũng còn nhiều công hiệu.
Thuốc này nếu sắc 2 nước rồi nhập lại mà lọc qua phương pháp nước cất, tôi nghĩ rằng có thể sẽ trở thành loại thuốc vaccin tốt. Đề nghị ngành dược nghiên cứu xem, còn như nấu thật cô đặc vào lọ bán trong mùa từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch rất tốt. Đối cùng lắm thì dùng cách sấy khô 4 vị cả rau ngót, dùng cả cây, gốc, rễ, làm thành thuốc bắc cũng có thể để được cả suốt mùa bệnh mà không sợ kém công dụng.
Kết luận: Qua những lời chỉ dẫn trong sách, qua kinh nghiệm trị bệnh của tôi trước kia, hàng năm đều có gặp bệnh này rải rác, riêng năm 1954 từ tháng 7 đến tháng 10 ở vùng Ninh Thuận, Rạch Giá có một luồng bệnh tràn lan mạnh, tôi đã dùng thuốc này trị khỏi trong vòng 30 - 60 phút các cơn co giật đã 5, 6 tiếng, các cơn ra máu tươi mà 3 ống sinh tố K không cầm được, các trường hợp bí đại tiểu tiện, sốt cao 41 độ, ọe máu rất nhiều, v.v... nhất là trường hợp mà bệnh nhân qua nhiều bệnh viện.
35. Sởi đã mọc mà tiêu lỏng
- Hột Mã đề, sao qua, sắc uống. Nếu tiểu không thông gia Mộc thông hoặc gia Cau dừa, sắc uống.
36. Sởi đã mọc mà sốt không hạ, ho không bớt
- Thiên môn đông, bỏ lõi, vỏ Thiên hoa phấn, Tang bạch bì (nướng mật), Tía tô, Cam thảo 1 ít, sắc uống sẽ khỏi.
- Kinh giới, Địa cốt bì, Lá Xương sông, Chua me đất, đều nhau, sắc uống ấm, nếu tiêu lỏng thì bỏ Chua me đất.
37. Thời tiết không lành, người hay phát ra chứng sởi, ban đầu mình nóng, nhức đầu, ho, sổ mũi, nên uống thuốc nầy, nếu cảm phong tà thì thanh nhiệt tán tà, nếu phát sởi thì giảm độc sơ thông nhẹ
- Bột chàm 1 thìa, hòa nước muối uống
- Cát căn 1 phân, Tía tô 1 phân, Cam thảo 1/2 phân, Hành 3 củ, sắc uống nóng.
38. Phát sốt 6 - 7 ngày, sởi mọc ra không tốt, hoặc mọc rồi lại lặn là do lỗ chân lông bít kín hoặc phong hàn ngoại cảm, độc công vào trong
- Lá liễu, phơi khô, sao tán, 1 lần 1,2 đc, lấy rễ cỏ tranh rửa sạch sắc nước uống. Ngoài dùng 1 nắm rau mùi, thái nhỏ, sắc với nước cho sôi, nhắc xuống chờ nguội, lấy vỏ cây gai, vò mềm chấm vào nước xoa đầu mặt tay chân, sởi mọc được thì yên.
39. Sởi đã mọc mà chưa hết sốt, dạ dày khô táo, làm cho phiền khát uống nước nhiều
- Mạch môn đông bỏ lõi, củ sắn dây, Thiên hoa phấn, hạt Dành dành ngâm đồng tiện sao đen - mỗi vị 1 đc + 10 lá tre, sắc uống.
40. Đậu sởi ban độc
Bài Thất điền (Nam dược Thần hiệu) chuyên chữa những chứng: lên đậu mùa, lên sởi, ung thư, tràng nhạc, tiền bối, hậu bối và các trẻ em đan độc.
* Công thức:
- Hoa cây cứt lợn 5 dc
- Dây kim ngân 5 đc
- Hoa cúc áo 5 đc
- Lá Định lăng 5 đc
- Lá lưỡi rắn 5 đc
* Cách bào chế: 7 thứ trên lấy lá xanh không có sâu đem về, rửa sạch, chặt ngắn mỗi đoạn chừng ba phân đem phơi khô, sao vàng, khi có bệnh đem ra dùng.
* Cách dùng: Các thứ trên, đổ 2 bát nước, sắc kỹ lấy bát trong, Sắn dây 5 đồng cân, Hoa Kinh giới 5 đồng cân, sắc lên với thuốc, mỗi lần uống người lớn uống 1 bát
- Trẻ 5 - 10 tuổi uống 1/2 bát
- Trẻ 1 - 5 tuổi, uống 1 chén mắt trâu, 3 lần 1 ngày.
41. Thủy đậu
- Sa sâm 2 đc
- Địa cốt bì 2 đc
- Huyền sâm 1,5 đc
- Hoạt thạch 2 đc
- Tang bạch bì 1 đc
- Tri mẫu sao 1,5 đc
- Cam thảo 1 đc
- Cát cánh 1,5 đc
- Xích thược 2 đc
Sắc uống
Kiêng: chất tanh, nước, gió không kiêng lắm.
42. Bệnh sởi, thủy đậu, đậu mùa
- Nấm hương 5 đc
- Rễ cây cốt khí 1 lạng
Sắc uống 2 ngày, mỗi ngày uống 3 lần.
Kiêng: Chất tanh, chua, mật mía, tránh gió.
Nếu sốt cao: Sắc nấm hương cho uống hạ nhiệt, bổ.
43. Trẻ con nóng sốt
- Búp tre có gai nếu nóng có ho, không gai nếu nóng không ho 20 cái.
- Bí đao, lấy dao cạo vỏ... Mỗi tuổi 1 lát.
- Đăng tâm: 1 nhúm
- Đường (có thể dùng bí đao thay cho bí và đường).
Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét