Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH NHI

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH NHI

BỆNH NHI
73 Bài thuốc

1. Trẻ em kinh phong
* Công thức:
- Nam tinh 3 đc
- Tam nại 5 đc
- Toàn yết 1 đc
- Bạch phàn phi 3 đc
- Thiên ma 5 đc
- Cương tàm 5 đc
- Băng phiến 2 đc
* Cách bào chế: Toàn yết sao giòn, cấu chân, đầu, cánh bỏ đi.
Nam tinh tẩm với nước mật bò hay mật trâu đem sao không còn sắc trắng mới thôi.
Cương tàm tẩm nước gừng sao cháy.
Tam nại tức là Địa liền, đem thái mỏng, phơi khô sao qua.
Bạch phàn bỏ vào nồi rang phi trắng đến khi không còn sôi nữa mới thôi.
Băng phiến tức là Long não nấu thành ra, nên dùng Băng phiến chế sẵn.
Bạch phàn phi trộn lẫn với Băng phiến, tán nhỏ rây để riêng, còn các vị khác tán nhỏ hoàn với hồ bằng hạt ngô, xong lấy 2 vị đã tán trên làm áo phơi khô bỏ lọ.
* Công dụng: Chữa trẻ em kinh phong cấp, lên cơn giật tay chân, méo miệng, đờm kéo sè sè, da nóng như đốt hay là giật mình hoảng hốt.
Nói chung dùng cho trẻ em ho nóng, kinh phong hay cảm sốt đều có công hiệu.
- Cách gia giảm: Trẻ em nóng thì vò Bạc hà lấy nước uống, làm 7 thang.
- Liều lượng: Trẻ 3 - 5 tháng, uống mỗi lần 1 viên
1 năm trở lên, uống 2 viên.
3 - 4 tuổi trở lên, cứ mỗi tuổi uống 1 viên.
- Kiêng ky: Trong khi uống thuốc phải kiêng các thứ động phong như thịt gà, chó, trâu, bò, ếch, cá mè.

2. Trẻ em suy dinh dưỡng
- Ý dĩ 100g (giã đắp, bỏ vỏ, lấy nhân, sao vàng)
- Hạt sen 100g (bỏ vỏ, bỏ tim, sao vàng)
- Xương cóc 300g (sao vàng)
- Củ mài (Hoài sơn) 100g (sao)
- Mạch nha (lúa mạch) 50g (sao)
- Cách chế xương cóc: Dùng cóc vàng (không dùng cóc có sọc đen ở lưng và 2 mắt đỏ)
Đem cóc làm thịt, bổ hết da, thịt, gan, ruột, chỉ lấy bộ xương, rửa nước sôi cho thật sạch, lại rửa rượu, xong tẩm nước gừng, sao vàng giòn.
Các vị thuốc và cóc sao chế xong đem tán bột cho thật mịn nhỏ, luyện với mật ong hoặc nước đường cô thành châu mà làm viên bằng hạt ngô.
Mỗi lần uống từ 10 - 20 viên với nước sôi để nguội. Trẻ em bé quá thì giảm bớt liễu lượng.

3. Trẻ con đi tướt
(1). Lá lốt với lá hẹ: hai thứ đều nhau mỗi thứ 1 nắm vò lại để vào cái bát, thêm xâm xấp nước đem hấp chín rồi cho uống ngày 3 - 4 lần.
(2). Hoắc hương 1 đc, Hậu phác 1 đc, Trần bì 1 đc.
(3). Búp ổi 10 búp, Trần bì 1/2 đc, Gừng vài lát, sắc uống.
(4). Vôi tôi sẵn (ngâm vào nước trong 6 - 7 ngày lấy ra phơi khô), Phục linh sao chín. Hai vị đều nhau tán nhỏ, khuấy hồ trộn vào, quết nhuyễn vò viên bằng hạt đậu xanh uống từ 1 - 5 viên.
(5). Búp sim hoặc nụ sim, sao vàng sắc uống cũng được.
(6). Trần mễ sao, ít lát gừng, sắc uống.

4. Trẻ em 1 năm tuổi táo bón
Do nhiệt độc xâm nhập hoặc sữa mẹ nóng quá.
(1). Khoai lang thái mỏng 60g nấu lấy nước, thêm 15g đường, uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
(2). Mật ong 10 - 20ml, uống ngày 2 lần.
(3). Mè đen 20g sao nổ bỏ vỏ, nghiền bột, vừa nước nấu thành cao loãng với mật ong 25ml mà cho ăn (không có mật, dùng đường cát đen).
Trẻ em chưa đây 1 năm tuổi, chia làm 2 lần ăn.
(4). Đậu đen, đậu xanh 80g nấu với tí muối
- Trẻ em uống 1 ít nước.
- Mẹ ăn cả cái lẫn nước.

5. Trẻ em ọc sữa
(1). Gạo nếp 7 hột, nước 12ml, sữa 12ml.
Chưng cách thủy lấy 2/3 để nguội cho uống 1 lần.
Nên giữ hai chân và bụng cho ấm. Chườm nóng sau vùng lưng và vùng eo lưng, xoa bụng từ trên xuống 40 - 50 lần.
(2). Bóp nhừ “ong bầu non” hòa sữa mẹ cho uống.
(3). Lấy “bọc mật” con ong bầu hòa sữa mẹ cho uống.
(4). Sắc 5 - 7 lá Hoắc hương cho uống.
(5). Chưng trái nhãn nhục (để trong nồi cơm) uống nước.

6. Bệnh tướt, tiêu chảy trẻ em
(1). Lá lựu tươi 1 nhúm nhỏ, Trà tàu 1 nhúm nhỏ
Để chung, chế nước sôi, đậy 10 phút cho ra thuốc. Cho uống 1 lần 2 muỗng cà phê.
(2). Tướt phân xanh:
- Hạt sen (sao vàng đậm) 100g
- Mộng lúa (sao thơm) 100g
- Lá mơ vừa đủ để lấy nước cốt.
Hai vị trên tán mịn, tẩm nước cốt lá mơ, phơi khô, lại tẩm nữa 3 - 4 lần cho hết nước cốt. Cuối cùng sấy khô, tán lại, sao thơm, cho vô keo.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
Trẻ em chưa biết ăn: Hòa nước sôi, bỏ bã, cho uống nước trong.
(3). Tướt phân xanh khéo đài:
a. Do trẻ: Tạng phủ còn non nớt gặp phong khí “trong - ngoài” kích động, làm cho chức năng gan rối loạn.
b. Do mẹ: Có cảm phong, chức năng gan suy yếu, ảnh hưởng đến sữa, con bú mà tiêu hóa không được.
* Bài 1:
- Thanh bì 6g
- Cam thảo dây 8g
- Ý dĩ sao 12g
- Lá chanh 8g
- Mạch nha 12g
- Hoa/lá mã đề 6g
Sắc 400ml lấy 100ml lọc trong, chia ra 3 - 4 lần uống
Tùy trẻ em lớn nhỏ mà định lượng.
* Bài 2:
- Lá Hoắc hương 6g
- Trà để lâu năm (không có cũng được) 6g
- Gạo nếp (sao đen) 30g
Sắc 400ml lấy 100ml, cho uống nhiều lần.

7. Thuốc chữa lở miệng trẻ em
- Lá cam sành 80g
- Ủy linh tiên 10g
- Kê nội kim 16g
- Bạch phàn phi 6g
- Rau sam 200g
- Bằng sa phi 2g
- Đường 200g
* Cách chế: Lá cam sành đốt thành than, Kê nội kim cạo sạch phần bẩn ở trong, cũng đốt thành than, Bạch phàn, Bằng sa phi thật khô. Uy linh tiên tán bột, rau sam rửa sạch thái nhỏ nấu thành cao bỏ bã. Tất cả các vị tán thật mịn cho vào cao rau sam. Sau cùng cho đường vào khuấy đều, cô lại cho đặc, bảo quản kín.
* Cách dùng: Bôi thuốc lên các vùng lở loét ở miệng, thường chỉ bôi 3 - 4 lần là khỏi.

8. Thuốc chữa trẻ em tưa lưỡi
* Bài 1:
- Hoàng bá tán nhỏ
Dùng nước muối rửa sạch bợn ở miệng, chấm thuốc phết vào vùng tưa.
* Bài 2:
- Quả đu đủ đực để khô
- Gốc mây (lấy gốc mây mọc nơi khô ráo)
Mỗi thứ đốt riêng cho thành than, tán nhỏ mịn riêng từng thứ. Khi dùng cho 3 phần đu đủ, một phần gốc mây, trộn đều, thấm vào vùng tưa sau khi đã rửa sạch chỗ đó.
* Bài 3:
- Xuyên Hoàng liên 4g
- Gừng nướng cháy 4g
Gừng nướng xong nhúng vào nước tiểu trẻ em mới tiểu. Các thứ tán nhỏ, trộn vào mật ong, phết lên vùng tưa sau khi đã rửa sạch chỗ đó.
* Bài 4:
- Lá ban, lá chanh, lá ớt, có Mần trầu.
Mỗi thứ 20g rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cho uống nếu lưỡi đen, lấy da trâu đốt thành than, tán nhỏ, trộn với mật ong bôi vào vùng tưa.
* Bài 5:
- Bằng sa 1 lạng
- Hoàng đơn 5 đc
- Chu sa 5 đc
Bằng sa phi hết khói là được đem nghiền lẫn với Chu sa, nghiền bao giờ 2 vị nát như thạch mới thôi xong đem vị Hoàng đơn trộn lẫn vào.
Khi dùng, tùy trẻ bị tưa lưỡi nhiều hay ít ngày mà dùng lượng thuốc nhiều ít.
Lấy ít sữa mẹ và một ít thuốc cho vào chén trộn hơi dẻo, lấy lông gà rửa nước vôi thật sạch rồi tẩm thuốc quét vào lưỡi đứa trẻ, đợi khi em bé ngủ quét thì tốt hơn, quét thuốc này sẽ dần dần bay hết chấm trắng ở lưỡi.
* Công dụng: Chuyên trị trẻ em sơ sinh tưa lưỡi tục danh “tiêu sài vôi” vì lưỡi và môi trắng dộp như vôi.
* Cấm ky: Khi quét thuốc đừng nên cho bú.

9. Chậm biết nói, 4 - 5 tuổi mà chưa biết nói
- Đậu đỏ tán bột hòa với rượu, trát vào dưới lưỡi.

10. Chậm biết đi
- Ngũ gia bì 5 đc; Ngưu tất, Mộc qua đều 2,5 đc, tán nhỏ cho ít rượu vào nước cơm hòa với thuốc uống.

11. Năm bệnh cam của trẻ con
- Dạ minh sa, Thảo quyết minh, Lô hội, tán trộn với gan lợn mà ăn nếu cam nhiệt thì gia thêm Hoàng liên.
- Sau ngày lập thu lấy con nhái để cho thịt nát, hóa bọ, lấy bọ đó sao vàng tán, bỏ vào ít Xạ hương, đun sôi thuốc này chữa cam mắt cũng hay.

12. Cam mắt gần lòa của trẻ con
- Thịt cóc, bỏ hết ruột gan, tẩm giấm, dùng lá dâu bọc lại vài lần đem nướng chín cho ăn là công hiệu.

13. Trẻ hư nhiệt, nóng hầm, nhọc mệt, gầy còm
- Cao Thiên môn, mỗi lần uống 1 đc pha nước sôi uống lúc đói.

14. Trẻ sốt cơn, nóng hầm trong xương, kém ăn, gầy yếu
- Vỏ cây dương, cạo lấy vỏ trắng, sắc uống, lại dùng lá nấu nước tắm.

15. Trẻ phát sốt về đêm hay nói nhảm
- Nước vòi măng tre non, hòa ít nước cốt gừng, đêm uống 2 lần, mỗi lần 1/2 chén con.

16. Trẻ vì nhiệt uất ở dưới, mình nóng, cuồng hoảng mê man không ăn
- Nhân quả Dành dành 7 cái, Đậu xị 5 đc, nước 1 bát, sắc còn 6 phân, uống mửa hay không mửa cũng khỏi.

17. Chuyên trị trẻ bị nhiệt độc, nóng sốt luôn mấy ngày
- Mía ngọt, cỏ Mần trầu giã chung, vắt lấy nước xoa khắp mình, trên đỉnh đầu, lòng bàn chân, khô thì xoa nữa, mát thì thôi.

18. Trẻ sốt do nhiệt hay sởi đậu
- Dầu vừng với chút ít nước, củ hành hoa, đều xát ở ngực, lòng bàn tay chân và đầu, mặt, cổ, lưng, rất có thể giải độc mát đa.

19. Trẻ phiền nhiệt, khát nước không ngớt
- Củ sắn dây tươi, giã lấy nước, nước vòi măng tre non, đều nhau, mỗi lần 1 bát, tùy lớn nhỏ mà uống thêm bớt bất kể giờ giấc.
- Hạt sen già 20 hạt, bóc vỏ bỏ tim, sao qua; Bèo ráng 2,5 đc; gừng sống 2 lát sắc nước uống ngày 3 lần.
- Đậu đen nấu chín ăn đậu và uống nước.
- Nước 1 bát, gừng sống 1 lát, ngâm 1 lúc cho ra mùi gừng, uống.

20. Trẻ nóng đầu nghẹt mũi
- Đất giun đùn nặn thành bánh đắp lên thóp ngày thay vài lần.

21. Chuyên trị trẻ cảm gió, sốt
- Hạt cau rừng 2 hạt (thứ giống quả tim gà thì tốt), hạt bìm bìm (1/2 sao, 1/2 sống), Trần bì, đều nhau, tán, mỗi lần 1/2 đc, uống với nước nóng hoặc mật ong.

22. Trẻ mới sanh không khóc
- Nước giếng sáng sớm dội vào cho mát rồi lấy dọc hành trắng mà đánh vào đít đứa trẻ thì nó khóc ngay.

23. Khóc đêm, đau bụng
- Ngưu hoàng 1 ít hòa với nước sữa cho uống rồi viết chữ điền (chữ Hán: điền nghĩa là ruộng) vào rốn.
- Hồ tiêu tán, hòa với mật đun nước sôi, uống mỗi lần 1 viên đến khỏi thì thôi.

24. Thai hành hay khóc ngày đêm không nín vì mới sinh ra bị động kinh
- Đương quy tán nhỏ, lấy nước sữa hòa, nhổ vào miệng mỗi ngày 3 - 4 lần.

25. Nhiệt tà ở tâm, khóc suốt đêm
- Lấy 1 phân Nhũ hương, 1 cái hoa đèn thắp bằng cỏ bấc đều tán nhỏ, hòa nước sữa nhỏ vào miệng trẻ.

26. Bệnh khóc không ngừng
- Lấy muối nướng đỏ rồi cho vào nước sông đun lên vài dạo mà uống để thở ra khí nóng thì khỏi.

27. Trẻ khóc đêm là do tà nhiệt nhập vào tâm
- Hoa đèn 2 hoa, hòa tan với sữa bôi vào miệng trẻ hay bôi vào núm vú cho bú.
- Trúc đùi gà 1 cây, chặt lấy 3 thước để chỗ trẻ ngủ đừng cho ai biết.
- Thanh đại, tùy lớn nhỏ độ 1 - 2 đc hay 1/2 đc, nghiền với nước uống.
- Hạt bìm bìm đen 1 đc, tán hòa nước bôi vào rốn.

28. Trẻ thực tích, trướng bụng
- Bán hạ, nấu với gừng rồi sao, tán hòa nước, viên bằng hạt thóc 1 lần 2 viên uống với nước gừng, chưa khỏi uống thêm, hoặc lấy Bán hạ lùi chín tán uống với nước gừng.
- Hẹ 1 nắm, giã lấy nước cốt 1 chén, hòa 1 chén mỡ lợn cho uống để thở ra nước độc, rồi ăn cháo ngay thì khỏi hẳn.
- Tỏi mật, đem lùi chín bỏ vỏ, gói lụa nhét vào hậu môn, nguội lại lùi cho nóng, làm cho hơi tốc thấu vào đại tràng là khỏi.

29. Trẻ trướng bụng
- Bột gạo trắng với muối trắng đều bằng nhau, sao vàng, bọc vải, thừa lúc nóng chườm lên bụng, thoa đi thoa lại là khỏi.

30. Kinh phong tiểu nhi (cấp kinh), nóng, mắt trợn co giật chân tay
- Toàn yết 14 con rửa sạch sao khô, Phòng phong, Thiên ma sống, đậu xanh, Bạch phụ tử sao khô, Thuyền thoái, Nam tinh chế, Cương tàm, Kim bạc, Xạ hương, Chu sa, Long não. Tán bột.
Mỗi tối uống 1 đc, ngày 2 - 3 lần.

31. Trẻ em tiêu chảy
* Bài 1:
- Vỏ rộp cây ổi 40g
- Lá Hoắc hương 12g
- Gừng nướng 3 lát
- Lá Mã đề 40g
- Vỏ quít 12g
Cho 3 bát nước đun còn 1 bát để uống.
* Bài 2: Trẻ em tiêu chảy tóe ra nước hoặc đi phân xanh, mùi hôi
- Lá phèn đen 80g
- Lá Sa nhân 40g
- Lá ổi tàu 40g
- Lá bông Mã đề 40g
- Lá mơ tam thể 40g
- Bấc trắng 20g
Tất cả sao vàng, tán bột mịn
Trẻ cách 4 giờ uống một thìa nhỏ với nước cháo hoặc nước cơm.
* Bài 3:
- Lá ổi non 40g
- Vỏ rụt 40g
- Củ gấu 20g
- Phèn phi 10g
Tán bột uống mỗi lần 8g, ngày 3 lần.
* Bài 4:
- Gạo tẻ 50g rang cháy đen (bẻ ra còn 1 tí vàng)
- 1 miếng gừng bằng đốt ngón tay nướng giã nhỏ
- Búp ổi ta 15 cái
Ba thứ rang lại cho héo búp ổi, trải giấy ra đất, hạ thổ, đậy nồi cơm lại cho nguội (trừ hỏa độc, thu thổ khí).
Sắc uống.
* Bài 5:
- Hoàng bá 1 lạng
- Ngũ vị tử 5 đc
- Ngũ bôi tử 3 đc
- Bạch phàn phi 2 đc
Tán bột 0,5g/gói, trẻ em uống mỗi lần 1g-2g.

32. Ngũ cam tán
- Mạch nha 50g
- Sơn tra 40g
- Ý dĩ 50g
- Liên nhục 60g
- Thần khúc 50g
- Sử quân tử 160g
- Nam Bạch chỉ 500g
- Bắc Bạch chỉ 300g
* Cách làm: Sử quân tử tẩm với nước muối sao.
Các nguyên liệu rửa sạch sao vàng, tán thành bột, rây.
* Công dụng: Trẻ em bụng to, da vàng, gầy còm, yếu ớt, giun sán, giun kim, nước tiểu đục như nước vo gạo.
* Liều dùng: Trẻ em 5 - 6 tháng đến 1 tuổi, mỗi lần uống 4g
2 - 3 tuổi, mỗi lần uống 6g.
6 tuổi, mỗi lần uống 8g
10 tuổi, mỗi lần uống 10g
Hòa với nước cơm hay nước cháo đun sôi, mỗi ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối.
- Không uống với nước chè vì uống với nước chè hay bị nấc.
- Có nấc uống một ít nước muối sẽ hết.

33. Cam ám mục (cam vị nhiệt)
- Dạ minh sa 1 lạng sao vàng
- Vỏ trứng gà ấp nở rồi 10 cái rửa sạch phơi khô sao vàng
- Bọ trong cám (cám để lâu có bọ) 1 lạng sao vàng
Ba thứ tán nhỏ, lấy gan lợn hoặc gan gà chấm cho ăn là khỏi.
* Thuốc đắp:
- Xuyên Đại hoàng 5 đc
- Xuyên Hoàng liên 3 đc
- Hoàng bá 3 đc
Ba thứ để sống. Ban đêm lấy miếng gạc hoặc giấy bản mỏng gấp vuông đắp, nên trộn thêm ít lòng trắng trứng gà để thật ướt.

34. Cam thũng
- Bông Mã đề 40g
- Hắc sửu 5g
- Rễ cây ruột gà 30g
- Thần khúc 20g
- Cỏ Bấc đèn 10g
- Dạ minh sa 3g
- Gạo nếp (sao qua) 5 g
- Vỏ thị hoặc hoa thị 2g
Các vị trên, chia làm hai thang, sắc đặc uống, ăn nhạt và kiêng các thứ tanh,

35. Mới sanh mà trẻ không khóc
- Ngậm 1 chung rượu trắng phun mạnh vào mặt.

36. Mới sanh không mở mắt
- Đâm lá rau sam + tí muối, rịt lên mí mắt.

37. Sơ sanh bị ngộp
- Giã nát hành hương mà rịt vào rốn và phát vào lỗ tai 1 cái cho thông. Thấy chảy nước mắt là sống.

38. Tự nhiên chết ngất
- Đâm nhỏ hành tăm đặt vào rốn và nhét vào lỗ mũi cho khí thông, chảy nước mũi là sống.

39. Mới sanh, không chịu bú
Do tim nóng, miệng có đẹn.
- Hành hương 1 tép, sữa mẹ 1 chung. Chưng cách thủy cho trẻ uống.
- Nhện (đang ôm trứng) 1 con đốt ra than hòa với chút sữa mẹ, thoa núm vú của mẹ vào môi trẻ con vài phút sau là chịu bú.

40. Thôi bú (lúc đã lớn đúng tháng)
Làm sẵn thuốc, lúc cần, lấy mà dùng
- Hắc Chi tử 3 phân
- Hồng đơn 1 chỉ
- Hùng hoàng 3 phân
- Khinh phấn 3 phân
Tán chung các vị, hòa chút dầu dừa mà thoa lên chân mày trẻ con lúc nó đang ngủ, vài lần là bỏ bú.

41. Mới sanh bị sói đầu
- Hương nhu 2 lạng
- Mỡ heo 5 chỉ
Sắc cho keo lại, bôi da đầu ngày 2 lần.

42. Nóng mê hoảng
Bệnh trẻ em do cảm mạo, viêm phổi mà có. Dùng vị cay và mát để giải biểu:
(1). Ôn chứng:
- Vỏ đậu xanh 12g
- Kim ngân hoa 12g
- Lá tre 12g
- Bạc hà 8g
- Kinh giới 6g
Sắc 500ml nước lấy 200ml, lọc trong, chia uống 2 - 3 lần.
- Nếu trẻ có nhiều mồ hôi thì bỏ bớt Kinh giới.
- Nếu khát nước nhiều, thêm củ sắn dây 4g, Thiên hoa phấn 4g.
- Nếu có ho thêm 2 - 4g Tử tô.
- Nóng nhiều, buồn bực, lưỡi vàng thêm trái Dành đành 8g
(2). Nhiệt chứng:
Do ôn chứng phát triển lên 1 bước
Bệnh nhân không sợ lạnh mà lại sợ nóng, khát nhiều, có mồ hôi, tiểu vàng, lưỡi vàng.
- Sài hồ 12g
- Rau má 10g
- Rau sam 8g
- Cam thảo đất 8g
- Lá tre 10g
Sắc 700ml còn lại 200ml, để vô 12g thạch cao, đun lại sôi, lọc kỹ.
Cách 3 giờ uống 1 lần, mỗi lần 2 - 3 muỗng nhỏ.
(3). Hỏa chứng:
Do ôn nhiệt phát triển lên nghiêm trọng, bệnh nhân trằn trọc, phiền toái cực độ, nói nhảm, lưỡi đỏ ửng, đóng vàng, khô xám, tiểu đỏ, táo bón.
* Bài 1:
- Rau má 12g
- Cam thảo đất 12g
- Trái dành dành 10g
- Lá tre 20g
- Vỏ núc nác 12g
- Thạch cao 8g
Sắc 500ml còn 200ml chia uống 3 - 4 lần.
Nếu có hiện tượng xuất huyết thì dùng bài 2.
* Bài 2:
- Rau má 20g
- Lá Đại thanh 10g
- Vỏ núc nác 12g
- Rễ chàm 10g
- Trái dành dành 10g
- Rau muống 10g
- Rễ tranh 10g
- Rau má 10g
- Kim ngân hoa 10g
- Sinh địa tươi 12g
Sắc 600ml còn 250ml, mài chót sừng trâu vào nước thuốc, chia uống 3 - 4 lần.

43. Trẻ em sài thũng, phù thũng
- Bông Mã đề khô sao 1 đc
- Búp đa lông khô sao 1 đc
- Cà gai giây khô sao 1 đc
- Lá cây bươm bướm 1 đc
Sắc đặc uống.

44. Mặt lở hoen đỏ sưng đau
- Địa du 8 lạng, sắc với nước rửa khi còn ấm.

45. Trẻ mạn kinh mê trầm hoặc co giật
- Lấy Ô được mài với nước, đổ cho uống.

46. Trẻ bị phong cấm khẩu, mặt đỏ, thở gấp, lưỡi cứng, môi xanh chúm miệng
- Cương tàm 2 cái, sao qua, tán hòa với mật ong bôi vào miệng thì khỏi.

47. Trẻ mới sanh, đại tiểu tiện đều bí
- Dầu vừng 1 lạng, nấu với ít Mang tiêu để nguội rồi từ từ đổ vào miệng đi ngoài sẽ thông.

48. Trẻ tiểu tiện không lợi, sưng đỏ bụng trướng
- Lá chùm nụ (không biết lá gì) 10 phân, lá da lông 5 phân, đều sao vàng, sắc uống 1/2 chén, lại lấy lá chùm nụ giã sống đắp vào rốn.

49. Trẻ đi lỵ đỏ trắng lẫn lộn hoặc ra toàn máu cùng là chủng tả
- Hoàng liên 4 phân, tẩm nước gừng sao, Mộc hương 1 phân, đều làm bột, viên với hồ giấm, lấy Xa tiền, Phượng vĩ thân, cỏ lông mày, sắc lấy nước uống với thuốc, mỗi lần 10 viên.

50. Trẻ bụng trướng, tiêu ra nước, ra máu giống như lỵ, ho, tay chân, lạnh hoặc co giật
- Tổ ong 1 lạng, Cương tàm, Thuyền thoái đều 5 đc, Xà thoái (xác rắn) 3 đc, Toàn yết 1 cái, đều đốt ra tro, tán, lấy lá Xương sông giã vắt lấy nước làm thang uống, dưới 3 tuổi mỗi lần uống 1,5 đc, 4 - 5 tuổi uống 2 đc, nếu co giật gia thêm Thạch cao bằng nhau hòa vào mà uống.

51. Trẻ tưa trắng lưỡi đầy mồm
- Lá Mã đề, lá Rau má, lá Chua me, vỏ rễ dâu đều bằng nhau, giã vắt lấy nước, Cam thảo, Bạch phàn, Nhục quế bôi vào thì khỏi.

52. Cam tích trẻ con
- Cốc tinh thảo phơi khô nghiền nhỏ, Hắc sửu sao nghiền, Thảo quyết minh đốt nghiền bằng nhau. Trộn đều, thuốc 6 - 7 phân thì thêm bột phê sương 1/2 phân, nghiền 1 cái gan gà làm bánh, để trên hòn ngói mới đốt rồi ăn, hoặc nghiền bột.
- La bạc tử, sao nghiền, nấu nước uống với thuốc 2 đc, cũng tốt, uống không đến 2 - 3 thang thì khỏi, mắt đã mờ lại sáng.

53. Đái dầm, thuộc âm chứng cho nên tiểu tiện không cầm được
- Phá cố chỉ, sao tán mỗi tối đun nóng cho uống 5 phân, gia vị Ô dược.
- Quế tán nhỏ, gan gà trống, 2 thứ đều nhau, giã làm viên, Cam thảo sắc lấy nước tối nào cũng cho uống.

54. Vị hàn, bú vào mửa ra
- Bạch đậu khấu, Sa nhân, đều 14 hột, Sinh thảo, Chích thảo, đều 2 đc, các vị tán, thường thường chấm vào trong miệng.

55. Chứng ọc
- Lộc giác, đậu nành, đều nhau, tán, hòa với nước sữa, cho uống, hay chấm vào đầu vú cho bú.

56. Vì nhiệt mà ọc
- 2 cáp sữa bò, 1 cáp nước gừng, bỏ vào ấm đồng, sắc sôi 5 - 6 dạo, tùy trẻ lớn nhỏ mà cho uống.

57. Trẻ đổ mồ hôi trộm
Để lâu ngày, hao tân dịch, hậu quả xấu.
* Toa chữa ngoài:
- Đánh lưng bằng rượu long não.
- Ngũ bội tử 20g tán nhỏ, nhồi nước chín cho dẻo, trước khi trẻ ngủ, đắp nén, băng lại, sáng bỏ, tối lại băng thuốc mới.
Trộn thêm 1 - 2g Chu sa, Thần sa công hiệu nhanh hơn.
* Toa uống:
- Nấu 40 cọng hẹ cho uống trước khi đi ngủ.
- Lá dâu tằm non 50g phơi âm can, sắc 300ml lấy 200ml cho uống nhiều ngày hoặc thái nhỏ lá dâu, nấu thức ăn cho trẻ ăn.
- Lá dâu 300g, ngải cứu 200g phơi âm can cho khô, tán bột. Mẫu lệ nung chín 150g, tán bột, rây mịn. Chuối tây chín, phơi se, cắt làm 4 giã nhuyễn, trộn với thuốc, làm viên bằng hạt nhãn.
Ngày uống 20 viên, chia ra nhiều lần uống.
- Trẻ con đổ mồ hôi đầu, hứng lấy nước mồ hôi trên nắp nồi cơm mà cho uống.

58. Cam mòn
Cho ăn cháo gà đen, bớt mồ hôi
Thuốc
* Bài 1:
- Hoài sơn 5 đc
- Mộc hương 2 đc
- Mạch nha 3 đc
- Ý dĩ 3 đc
- Bạch truật 5 đc
- Chỉ thực 4 đc
- Cam thảo 2 đc
- Thần khúc 3 đc
- Nam sâm 5 đc
- Sơn tra 3 đc
Mỗi ngày uống 3 đc:
* Bài 2:
- Men rượu cũ 200g
- Ý dĩ 200g
Ý dĩ sao vàng, thơm; men rượu bóp nát bỏ hết trấu sao vàng, thơm; 2 vị hợp lại tán nhỏ rây kỹ, dùng quả chuối tây vừa chín tới (không dùng chuối chín quá) bỏ vào cối luyện kỹ, viên hoặc dập khuôn, sấy khô, bỏ lọ mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 3 lần, trong 20 - 30 ngày.
* Bài 3:
Trẻ con kém ăn: Bài Tứ quân + Chỉ xác, Sơn tra, Nhộng tằm, Hạt sen, Bột nếp, Đậu xanh, Dầu gấc.

59. Cam khóc
- Thạch cao, Cam thảo, Hoạt thạch
Tán nhỏ để dành.
- Long đởm thảo mài với sữa, pha bột Thạch cao cho uống lúc khóc.

60. Cam thối mồm
* Thuốc rửa:
- Phèn phi 3 đc
- Kê nội kim 3 đc đốt cháy
Tán bột. Rửa với nước lá hẹ, xát thuốc bột.
* Thuốc uống:
- Liên kiều 3 đc
- Bạch chỉ 3 đc
- Kim ngân 3 đc
- Bèo cái 2 đc

61. Thuốc cam trẻ con
Bài thuốc cam trẻ con của một nhà thuốc có tiếng:
- Bắc Bạch chỉ 5 đc thái sao qua
- Hoàng cầm 5 đc thái sao qua
- Nhân hạt sử quân 3 đc sao kỹ
Các thứ tán bột, bỏ lọ nút kín
Nếu nóng nhiều gia Hoàng cầm nhiều hơn.
* Bài thuốc cam của ông Nguyễn Văn Tuyên (Hà Nam)
- Hồ Hoàng liên 1 lạng
- Thôi Kim đính 10 cây
- Xuyên Hoàng liên 1 lạng
- Chích thảo 1 lạng
- Sử quân tử (sao kỹ) 2 lạng
- Liên nhục 2 lạng
- Sa nhân 1 lạng
- Lô hội 2 lạng
- Trần bì 1 lạng
- Thương truật 2 lạng
- Thanh đại 2 lạng
- Gan lợn sống phơi khô 1 lạng
- Ô tặc cốt nướng (bóc mai) 2 lạng.

62. Thuốc trị chung các loại cam
- Mạch nha (sao chín)20g
- Thanh đại 8g
- Ý dĩ 20g
- Thần khúc 12g
- Sử quân tử (sao hơi đen) 16g
Các vị sao chế rồi, tán chung thật mịn.
- Từ 1 - 3 tuổi, uống 1 lần 2 - 3g,
- Từ 4 tuổi trở lên, uống 1 lần từ 4 - 8g,
Uống với nước cháo loãng hoặc nước cơm trộn thêm hột gà luộc chín cho ăn càng tốt.
- Mạch nha (sao chín) 840g
- Sử quân tử (sao hơi đen) 160g
- Hột sen (sao chín) 320g
Các vị sao xong, tán mịn trộn chung
- Từ 1 - 3 tuổi, ngày uống 3 lần, 1 lần 2 - 4g
- Từ 4 tuổi trở lên ngày uống 3 lần, 1 lần 5 - 6g.

63. Trẻ em sơ sinh không khóc
- Tằm gió (Bạch cương tàm) 5 con
- Mầm giá đậu xanh 10 hạt
Hai thứ giã nhỏ hòa với sữa lóng trong cho uống, nhỏ cho trẻ em từng giọt nuốt lần.

64. Trẻ em trớ sữa (mửa ra sữa)
- Tai quả hồng 5 - 6 cái
Mài với sữa, nhỏ giọt cho trẻ em nuốt lần.
Khi có mùa hồng, cần lấy tai hồng cất sẵn để khi cần dùng.
Nếu không có tai hồng thì dùng: gừng tươi 1 lát mỏng.
- Lá Hoắc hương (cây, hoa, lá) 5 - 7 lá.
Hai thứ trên sắc với 40ml, còn 1 nửa, nhỏ giọt cho trẻ em uống, ngày uống 3 lần.

65. Tưa lưỡi (miệng lưỡi cáu sữa)
Làm cho trẻ em khó bú, có lúc mọc dày, họng lưỡi bị khô không thể ngậm vú bú được, có lúc phát sốt.
* Cách dùng:
- Bằng sa phi (hàn the) 10g
- Bạc hà (lá tươi) 30 lá
Bạc hà hòa nước muối, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, mỗi lần dùng 1 - 2g Bằng sa hòa với nước Bạc hà xức vào miệng lưỡi cho trẻ em.

66. Rốn lâu khô
Trẻ em sau khi rụng rốn, mà lỗ rốn thường hay rỉ nước không khô.
- Tóc rối (tóc phụ nữ chải đầu rụng) 4 - 5g đốt thành than giã mịn, rắc vào lỗ rốn cho trẻ em.

67. Ra mồ hôi trộm
Trẻ em lúc ngủ mồ hôi tự ra, ướt cả đầu mặt và thân thể
- Lá đâu (dùng thứ còn non) 20g
Sắc với 1 bát nước, còn 1/4 bát, hòa lẫn với mật ong hoặc đường cho trẻ em uống.
Mỗi lần uống 10 ml, ngày uống 3 lần.

68. Kinh phong
Bệnh kinh phong, Đông y thường chia làm 2 loại:
* Cấp phong và mạn phong
a. Bệnh cấp phong phát ra rất mau chóng, hình chứng đều thuộc dương, thuộc nhiệt, thuộc thực chứng.
b. Bệnh mạn phong thì phát chậm hơn thuộc âm, thuộc hàn, thuộc về hư chứng.
* Cấp kinh phong
- Biểu hiện lâm sàng: Bệnh kinh phong thể hiện trên lâm sàng, mình cứng đờ ra, tay chân co giật, méo miệng, lệch mắt, hoặc mí mắt máy động, hơi thở gấp, miệng ứa nước bọt, hoặc hàm răng cắn chặt, sốt cao, các chứng trạng này có lúc xuất hiện một chứng, có lúc xuất hiện nhiều chứng trong một lúc.
- Phép chữa: Trấn kinh an thần.
* Bài 1:
- Rốn trẻ em sơ sinh 1 - 2 cái.
Sao tồn tính, tán bột hòa với sữa cho uống, ngày uống 2 - 3 lần.
* Bài 2:
- Câu đằng 8g
- Bạc hà 5g
- Thuyền thoái 5g
- Kinh giới 10g
- Măng vòi 5g
- Nước tiểu 5ml
Câu đằng, Kinh giới, Thuyền thoái, Bạc hà, sắc với 1 chén nước, còn 1/3 chén, lấy măng vòi đốt vào lửa vắt lấy 5 ml, cùng với 5 ml nước tiểu hòa cùng nước thuốc trên cho uống, mỗi lần cho uống chừng 2 muỗng cà phê.
* Bài 3:
- Sâm (nếu được sâm tốt càng quý) 5g
- Thuyền thoái (xác ve khô) 8g
- Câu đằng 8g
- Thần sa (nghiền thành bột) 5g
Đổ 1 chén nước, sắc còn 1/3 hòa bột Thần sa vào cho uống, ngày uống 3 lần.
* Mạn kinh phong
Mạn kinh phong là sau lúc bị bệnh nặng, cơ thể suy yếu lâu hồi phục, hoặc săn sóc nuôi nấng kém mà gây nên.
- Triệu chứng thường biểu hiện: sắc mặt xanh, người gầy, tinh thần rầu ri, hơi thở chậm, miệng mũi thở hơi lạnh, ngủ mê, mắt không nhắm, đại tiện lỏng, tiểu tiện dài và trong, co giật chậm, đuối sức v.v...
* Cách chữa: Cần bồi dưỡng nguyên khí, ôn bổ tỳ vị.
* Bài 1:
- Hoài sơn (sao qua) 10g
- Thuyền thoái 5g
- Can khương (gừng khô) 8g
- Thạch Xương bồ 5g
- Củ sắn dây 6g
- Sâm (cần sâm tốt) 5g
- Củ rau má 10g
Các vị trên phơi khô tán nhỏ, trộn với mật ong viên bằng hạt đậu, mỗi lần uống 5 - 7 viên, ngày uống 2 lần.
* Bài 2:
- Trúc nhự (tinh tre) 5g
- Xương bồ 5g
- Bán hạ (sao gừng) 5g
- Vỏ quít 5g
- Gừng tươi 2 lát
- Sâm 5g
Các vị trên sắc với 1 chén nước còn 1/3 cho uống, ngày uống 2 lần.

69. Giun sán
Bệnh giun sán là do ăn uống thiếu vệ sinh, do đó trứng giun theo các thức ăn vào đường ruột, biến thành ký sinh trùng mà gây nên.
Giun sán có nhiều loại: giun kim, giun đũa, giun móc câu, sán xơ mít.
+ Giun kim
Triệu chứng: hậu môn rất ngứa, có lúc ngứa đến nỗi gãi rách da, thỉnh thoảng ở hậu môn có thấy loại giun nhỏ như cây kim, sợi chỉ chui ra ngoài.
* Cách chữa: Sát trùng giảm ngứa.
* Bài 1:
- Rau sam sống 1 nắm
- Đường 2 muỗng cà phê
Rau sam sống hòa nước muối rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, hòa đường vào đánh tan cho uống. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng, uống liên tiếp 3 buổi, sau lúc uống thuốc khoảng 2 tiếng đồng hồ, mới cho ăn cháo.
Sau thời gian điều trị, em nào gầy yếu thì cho uống Phì nhi hoàn hoặc Bổ tỳ tán.
* Bài 2:
Lá cây lộc ớt (còn gọi lá đơn trắng) 1 nắm
Đường 1 muỗng canh
Cách pha chế và sử dụng như bài trên.
+ Giun đũa
Triệu chứng: Sắc mặt vàng tối, hoặc kiêm ban trắng, người gầy, đau bụng, có lúc đau lúc không, thường đau vào lúc đói, hoặc buổi sáng sớm, ăn vào thì giảm đau, rêu lưỡi có rãnh như vệt óc bò, phía trong môi có điểm trắng.
* Cách chữa: Kiện tỳ vị, sát trùng.
* Bài 1:
- Sử quân tử (quả, nếu không có quả dùng rễ) 20g
- Hạt bầu 20g
- Binh lang 20g
- Búp đa 12g
- Hạt keo 20g
- Vỏ rễ xoan 20g
Vỏ lụa rễ xoan 20g, sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, bỏ bã, đổ vào 50g gạo nấu thành cơm, phơi khô, rang giòn tán bột, cùng với bột của các vị thuốc trên hòa lẫn cho đều, bỏ vào chai, lọ nút kín để dùng.
Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi uống 3g
3 đến 5 tuổi uống 5g
5 đến 7 tuổi uống 8g
8 đến 12 tuổi uống 10g
12 đến 16 tuổi uống 12g
Hòa lẫn đường cho uống, uống vào lúc sáng sớm, kinh nghiệm hiệu quả nhất là cần uống vào những ngày đầu tháng.
* Bài 2:
- Sử quân tử 25g
- Hạt keo 10g
Hai thứ rang giòn tán bột, uống vào buổi sáng.
Sáng dậy uống thuốc, trưa mới cho ăn cháo.
* Bài 3:
- Sử quân tử 10g
- Bạch chỉ 8g
- Đường vừa đủ
Các thứ trên tán thành bột, hòa đường làm viên
- Trẻ em, mỗi ngày uống từ 4 - 10 viên theo tuổi
- Người lớn, mỗi lần uống từ 10 - 12g uống vào buổi sáng
+ Sán xơ mít
Triệu chứng: Mặt vàng người gầy, không muốn ăn, rêu lưỡi dày nhớt, trong phân có sán sắc trắng, có lúc có sán từ hậu môn chui ra dính vào quần.
Cách chữa:
- Hạt ngút tằm (phỉ tử) 100g
Dùng thứ đã chín đen vỏ, phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, giã nhỏ, rây kỹ, quết với mật ong làm viên bằng hạt đậu xanh.
Liều lượng:
Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, mỗi lần uống 10 - 15 viên
6 đến 10 tuổi, mỗi lần uống 15 - 20 viên
10 đến 15 tuổi, mỗi lần uống 20 - 25 viên
Theo kinh nghiệm, trẻ em ít khi có sán xơ mít, chủ yếu là người lớn.
Người lớn mỗi lần uống 40 - 60 viên, và có thể uống bằng bột.

70. Đái dầm
Đái dầm là trong khi ngủ tự đái ra mà không biết, thường thấy ở trẻ em dưới 10 tuổi; cũng có những em 12 - 13 tuổi cũng còn đái dầm nguyên nhân vì não tủy chưa đầy đủ, khí ở tâm và thận thiếu khắng khít chặt chẽ với nhau, ngủ mê, có lúc mơ mộng mà sinh đái dầm.
* Bài 1:
- Chính Hoài sơn 20g
- Tang phiêu tiêu 8g
- Ô dược 12g
- Ích trí nhân 12g
- Thạch xương bồ 5g
Sắc với 1 bát nước còn 1/3 cho uống, ngày uống 2 lần trước lúc đi ngủ và sáng sớm.
Bài này có thể làm viên với đường, mật ong (cất sẵn để dùng).
* Bài 2:
- Dùng sâu dâu nướng ăn càng nhiều càng tốt.
* Bài 3:
- Bong bóng lợn 1 cái - Gạo nếp 100g
Bỏ gạo nếp vào bong bóng lợn nấu chín cho ăn.

71. Bí tiểu tiện
Bí tiểu tiện là do khí hóa ở tam tiêu và bàng quang mất bình thường, thấp nhiệt đọng lại mà sinh ra. Thường xuất hiện triệu chứng: nước tiểu ra từng giọt, hoặc tiểu tiện không thông, bụng đưới đau trướng, phiền táo không yên.
- Cách chữa: thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu.
* Bài 1:
- Ốc bươu 3 con
- Xạ hương 1 phân
- Băng phiến 2 phân
- Hành tăm 7 củ
Giã nát hành tăm và ốc bươu, trộn lẫn với Băng phiến, Xạ hương đắp vào lỗ rốn băng lại, khoảng 5 - 10 phút là đi tiểu ngay.
* Bài 2: Thuốc uống
- Cây và hạt Mã đề 10g
- Bấc lùng 5g
- Đậu đen (rang) 15g
- Củ sả 8g
Các vị trên sắc với 1 bát nước còn 1/3 cho uống, ngày uống 3 - 4 lần.

72. Viêm tai chảy mủ (thối tai)
Trẻ em bị viêm tai chảy mủ thường gặp vào lứa tuổi từ 2 - 3 đến 10 - 12 tuổi, bệnh biểu hiện trên lâm sàng bằng 2 thể: cấp và hoãn.
Cấp: có những triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi sốt cao 30 - 40 độ C.
Hoãn: không có triệu chứng gì rõ rệt chỉ thấy chảy mủ tai, thối tai, điếc ta.
Thuốc xức:
* Bài 1:
- Lá Hoắc hương 20g
- Mật lợn tươi 1 cái
Hoắc hương tán bột trộn với nước mật lợn, giã nhuyễn, viên bằng hạt ngô phơi khô cất dùng, chia làm 2: một nửa hòa với nước đun sôi cho uống, còn một nửa nghiền nhỏ, cuộn vào giấy như cây hương, đốt lửa xông khói vào tai.
* Bài 2:
- Bạch phàn (phi) 8g
- Lông nhím 2 cái
Lông nhím đốt tồn tính, tán nhỏ, rây mịn, hòa lẫn với bột Bạch phàn, lấy bông tẩm thuốc xức vào tai, trước khi xức, dùng cây răng cưa chó đẻ (diệp hạ châu) nấu nước rửa tai cho sạch.
* Bài 3:
- Bạch phàn 8g
- Xạ hương 1g
- Hồng hoa 8g
Sắc Hồng hoa, Bạch phàn lấy nước, mài Xạ hương, giọt vào tai, trước khi xức thuốc cần rửa tai cho sạch.
Thuốc uống:
* Bài 1:
- Sài hồ 5g
- Liên kiều 8g
- Sa sâm 8g
- Đại táo 5g
- Cam thảo 3g
- Bán hạ 3g
- Thạch cao 5g
- Hoàng cầm 5g
Sắc với 1 bát nước còn một phần ba cho uống 2 lần trong một ngày, uống sau lúc ăn cơm.
* Bài 2:
- Huyền sâm 8g
- Liên kiều 5g
- Thăng ma 5g
- Hồng hoa 5g
- Xích thược 8g
- Đan bì 5g
- Xuyên quy 8g
- Sinh địa 8g
Bệnh bên tả gia Xích tiểu đậu, bên hữu gia Tang bạch bì, sắc với một bát rưỡi nước, còn một phần ba cho uống, hai lần trong một ngày, uống sau lúc ăn.

73. Suy dinh dưỡng
Bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em có nhiều nguyên nhân:
a. Sinh chưa đủ tháng, bẩm thụ khí huyết cha mẹ không đầy đủ.
b. Ăn uống không đầy đủ, hoặc cai sữa mẹ quá sớm.
c. Sau lúc bị các bệnh về đường ruột, viêm tai, viêm phổi v.v... cơ thể suy yếu.
d. Điều kiện sinh hoạt và nuôi dưỡng kém.
Theo Đông y, thường phân biệt rõ hai nguyên nhân chính.
- Bẩm thụ tiên thiên (khí huyết cha mẹ) bất túc.
- Bồi dưỡng hậu thiên (nuôi nấng chăm sóc) kém.
Muốn điều trị suy dinh dưỡng của trẻ em được tốt, cần chú ý hai nguyên nhân chính trên đây.
* Bài 1:
Cao Quy lộc: dùng xương hươu và ức rùa, hai thứ bằng nhau nấu cao.
Nếu không có xương hươu thì dùng nhung hươu 50g, ức rùa 2kg nấu thành cao.
* Liều lượng: Từ 2 - 3 tuổi, mỗi lần uống 2g
Từ 3 - 5 tuổi, mỗi lần uống 3g
Từ 6 - 10 tuổi, mỗi lần uống 4g
Khi uống, bỏ cao vào chén mật ong hầm trên nồi cơm hòa tan cho uống. Nếu không có mật hòa nước cơm, cháo cho uống.
* Bài 2:
Chữa trẻ em suy dinh dưỡng do bồi dưỡng hậu thiên kém (cơ thể gầy yếu, bụng to đít teo, người xanh xao suy yếu)
- Bột cóc 100g
- Bột hạt sen 50g
- Bột củ mài 50g
- Bột ngô nếp 100g
- Đường vừa đủ
* Cách làm: Bột thịt cóc làm như bài trên.
Các thứ bột trên, đường ngào tan giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu, trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống từ 5 - 15 viên. Ngày uống 2 lần.
* Bài 3:
- Bột củ sắn dây 200g
- Bột củ Đinh lăng 150g
- Bột Bố chính sâm 100g
- Bột Chính hoài sơn 100g
Các thứ trên trộn thật đều, bỏ vào chai lọ nút kín để dùng, mỗi lần dùng 1 - 2 muỗng cà phê hòa với nước sôi cho trẻ em ăn, ngày 2 lần.
* Bài 4:
- Hạt mít 200g
- Lòng đỏ trứng gà 3 quả
- Gạo nếp 200g
- Củ rau má 100g
- Đường 200g
- Táo tàu 100g
Các thứ trên hầm hoặc phơi khô tán thành bột, trộn lẫn với đường và bột gạo nếp cất sẵn vào chai lọ để dùng.
* Cách dùng: Như bài trên
* Bài 5:
- Lá dâu tươi còn non 200g
- Bố chính sâm 50g
- Vừng đen (rang) 100g
- Củ Định lăng 50g
- Chính hoài sơn 100g
- Đậu xanh 50g
Các thứ trên giã thành bột, rây mịn, cùng với mật ong giã nhuyễn làm viên bằng hạt đậu, trẻ em tùy tuổi cho uống.
Bài này còn có tác dụng bồi dưỡng người già khí huyết hao tổn.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.