* Đặc tính:
- Vỏ quả cau (gọi là đại phúc bì) có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng hạ khí, tiêu chướng đầy và lợi tiểu, tiêu phù thũng trướng bụng.
- Hạt quả cau (gọi là tân bang nhân hay binh lang) có vị cay đắng chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, lợi tiểu và thông đại tiện.
* Công dụng:
1. Giúp cường dương:
Dùng 40 - 60g rễ cau trắng ở dưới đất sao vàng sắc uống. Lưu ý dùng nhiều rễ cau tán khí có hại.
2. Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa ra nước trong:
Bài thuốc 1:
Hạt cau khô 80g thái nhỏ, đổ 2 bát rượu, sắc lấy một bát, chia uống dần trong một giờ cho hết, giun sán sẽ ra.
Bài thuốc 2:
Lấy 40g hạt bí ngô rang chín rồi cho vào ấm, đố 1 lít nước sắc lên với 80g hạt cau thu 600ml nước thuốc, uống sau khi ăn hạt bí ngô 2 giờ vào lúc sáng sớm.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: TRỊ GIUN SÁN - Cây Cau
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CAU
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CAU
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CAU
Nhận xét
Đăng nhận xét