Tên khác: Cẩm Chướng, Thạch Trúc Hương, Hồng Mậu Thảo.
Tên khoa học: Dianthus caryophyllus L.. Họ Cẩm Chướng (Caryophyliaceae).
Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc Địa Trung Hải; Cấm chướng thơm được trồng phổ biến ở Pháp, châu Âu. Ngày nay, cây vừa cho hoa thơm, đẹp, vừa dùng làm thuốc. Cẩm chướng thơm được nhập từ Pháp vào Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX, thường dùng làm cây cảnh; cây được ưa chuộng và trồng nhiều ở Hà Nội và Đà Lạt.
Mô tả:
Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm; có 2 giống cây ở Hà Nội; giống sớm, cao 25 - 35 cm, hoa màu hồng, trắng, đỏ, tím; giống cành cứng, cao 30 - 40 cm, hoa to, màu đỏ, trắng, vàng, hồng. Đặc điểm của hoa Cẩm chướng thơm: đài hoa liền 1 mảnh; đáy được các lá bắc bao quanh thành đài nhỏ (đài con); tràng có 5 cánh hoa; cánh hoa có phần mỏng là móng; phần còn lại trải ra, là phiến cánh hoa; có 10 nhị; bầu thượng với 2 vòi nhuy.
Trồng cây, gây giống bằng giâm ngọn hoặc gieo hạt. Có nước trồng Cẩm chướng bằng giâm ngọn hoặc chiết cành (Cẩm chướng giống cành cứng); cây được trồng trong vườn hay ở chậu.
Bộ phận dùng:
Cánh hoa tươi hoặc phơi sấy ở nhiệt độ thấp.
Thành phần hoá học:
Hoa có tinh dầu thơm; chất màu anthocyan, protein, tiền sinh tố A v.v...
Tác dụng:
Hạ sốt, toát mổ hôi, lợi tiểu, giải khát.
Trước đây dược dùng ở châu Âu; nổi tiếng về chữa bệnh sốt ác tính; có tác dụng lợi tiểu và ra mồ hôi; làm dịu khát. Tục truyền thời kỳ Thập Tự chinh (Croisades) từ thế kỷ XI đến XIII, CN., các chiến hữu của Saint Louis bị dịch hạch ở thành Tunis, đã dùng rượu thuốc thơm ngọt Cẩm chướng, dứt được cơn sốt bệnh ác tính.
Cách dùng, liều lượng:
Theo hướng dẫn của BS. Chomel: chọn trong số Cẩm Chướng Thơm trồng ở vườn, những cây có hoa đỏ nhất, thơm nhất; hái lấy hoa và tách rời cánh hoa ra. Có thể dùng cánh hoa tươi bào chế thành sirô hoặc rượu mùi (ratalia tự chế); hoặc có thể phơi khô trong râm, để pha thuốc hãm: lấy 3 - 5 g cảnh hoa khô, thêm 100 ml nước sôi, hãm lâu 5 - 10 phút; một, ngày uống làm 2 lần.
* Công thức sirô hoa Cẩm chướng thơm:
Lấy 500g cánh hoa Cẩm chướng thơm tươi cho vào bình sành sứ hoặc thuỷ tỉnh chịu nhiệt, thêm 1,5 lít nước sôi, hãm 6 giờ. Lọc nóng trên bếp cách thuỷ rồi cho thêm đường dần dần vào, khuấy đều đến khi thành sirô. Sau đó đựng sirô vào chai, lọ, nút kín, Khi uống, pha 1 thìa xúp sirô Cẩm chướng vào 1 chén nước ấm hoặc 1 chén thuốc sắc hay thuốc hãm (tisane).
* Công thức rượu ratafia (rượu mùi tự chế):
Ngâm 250 - 300 g cánh hoa Cẩm chướng thơm, tươi trong 1 lít rượu trắng 45% từ 8 - 10 ngày, Sau đó lọc và ép qua vải phin; pha thêm đường (tuỳ theo sở thích).
Liều lượng dùng: một cốc rượu mùi.
Dùng điều trị: Khó tiêu hoá, trướng bụng, đầy hơi.
(Theo Dr, Jean Palalseul).
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét