CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ:
Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi.
Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng...
Liều dùng thường là 1 - 3g.
Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.
MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG:
+ Trị đau dạ dày:
- Hạt tiêu sọ: 7 hạt
- Táo tầu (thuốc bác) bỏ hạt: 7 quả.
Mỗi quả táo tầu bỏ một hạt tiêu buộc lại rồi đem chưng cách thủy 7 lần. Sau đó nghiền nát tất cả, viên lại từng viên bằng hạt đỗ xanh. Uống ngày 7 - 10 viên với nước đun sôi để ấm. Nếu thấy đói và nóng dạ dày thì nấu cháo ăn.
+ Trị viêm thận:
- Hạt tiêu: 7 hạt
- Trứng gà: 1 quả
Trứng gà chọc thủng 1 lỗ nhỏ ở đầu rồi nhét hạt tiêu vào, bịt kín lỗ thủng bằng bột mì. Bọc toàn bộ quả trứng bằng 1 tờ giấy ướt rồi đun cách thủy, khi chín thì lấy ra ăn. Cứ 3 ngày ăn một đợt, mỗi đợt ăn liên tục 10 ngày, trẻ em ăn 1 quả 1 ngày, người lớn thì ăn 2 quả một ngày: Ăn khoảng 2 - 3 đợt thì cho kết quả tốt.
+ Trị chứng đau ngực (đau phía dưới tim);
- Hạt tiêu: 49 hạt.
- Sữa bò tươi nguyên chất: 10g.
Cho hạt tiêu vào sữa nghiền đều. Cho 1 miếng gừng tươi với đàn ông, phụ nữ thêm 1 miếng đương qui hòa với rượu để uống.
+ Trị chứng bị lạnh bụng gây nên nôn mửa:
- Hạt tiêu: 12g.
- Rượu 40°: 1 lít.
Ngâm hạt tiêu trong rượu và uống hai lần trong ngày trước bữa ăn (1 chén nhỏ).
+ Chữa bệnh thổ tả:
- Hạt tiêu: 49 hạt.
- Hạt đậu xanh: 150 hạt.
Đem 2 loại hạt nghiền thành bột rồi trộn đều, uống cùng với canh đu đủ mỗi lần khoảng 3g.
+ Chữa bệnh buồn nôn không ăn được:
- Bán hạ (củ bán hạ): 10 lát.
- Hạt tiêu: bằng trọng lượng 10 lát bán hạ.
Hai loại trên đem nghiền bột trộn đều, đem hòa lẫn với nước gừng (gừng tươi giã nát), cho một ít nước sôi nguội vào và vắt lấy nước. Viên lại thành từng viên to bằng hạt đậu nành. Uống cùng với nước gừng tươi loãng ngày từ 20 - 30 viên.
+ Chữa bệnh buồn nôn và nôn nhiều ngày không dứt:
- Hạt tiêu bột: 1g.
- Gừng tươi: 30g.
Gừng thái thành từng lát sấy khô nghiền thành bột trộn đều với bột hạt tiêu. Cho 200ml nước vào sắc còn 100ml uông làm 3 lần trong ngày.
+ Trị sốt rét - sốt 1 ngày hoặc cách nhật:
Hạt tiêu nghiền bột và xác ve sầu sấy khô nghiền bột cho vào 2 lọ nhỏ (mỗi lọ đựng 1 loại) để dùng dần. Khi dùng lấy mỗi thứ khoảng 2 - 3g trộn đều gói vào tờ giấy kín. Sau khoảng thời gian 2 - 4 giờ thì bóc ra uống với nước đun sôi để nguội (ấm).
+ Trị thiếu can xi gây co rút:
- Hạt tiêu sọ: 20 hạt
- Vỏ trứng gà: 2 vỏ
Hai thứ trên đem sấy vàng nghiền thành bột.
Với liều lượng trên thì uống trong khoảng 2 tuần (chia đều) .
+ Trị trùng độc cắn:
Hạt tiêu nghiền thành bột, đắp bó vào chỗ bị cắn
+ Đau răng, sâu răng:
Hạt tiêu nghiền bột xát vào chân răng.
+ Chữa tê thấp:
Có thể dùng hạt tiêu đen, phèn chua, hồi, ngâm vào trong rượu dùng để xoa bóp chữa tê thấp.
Bài viết được trích từ sách: TỰ CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THUỐC NAM
do Trần Hải Yến biên soạn, NXB Thời Đại ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Hạt Tiêu
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - HỒ TIÊU
Nhận xét
Đăng nhận xét