Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cây Hoa Chữa Bệnh - CHUỐI HOA

Tên khác: Chuối mỹ nhân (Mỹ nhân tiêu) Tên khoa học: Canna indica L. Họ Dong Riềng (Cannaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Mỹ; được trồng ở Ấn Độ. Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia v.v... ở Java, cây được trồng ở độ cao 10 - 1.000m. Mô tả: Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 1 - 2 m, toàn cây nhẵn, sáng bóng, không có lông; thường có phủ phấn trắng: từ phần cây trên mặt đất mọc lên nhiều cành 1á. Lá mọc đơn chiếc; mọc so le, lá có gân giữa lớn, trông giống như một lá chuối nhỏ, mép nguyên. Phiến lá hình trứng hoặc tròn dài. Hoa to, màu đẹp rực rỡ; cụm hoa nở rộ vào vụ hè thu; hoa màu đỏ chói lọi hoặc màu vàng; tràng hình ống, to, đẹp. Quả hình trứng, tròn đài, màu xanh lục, có lông. Mùa hoa: tháng 6; có nơi hoa ra quanh năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY TỬ VI

Tên khác: Ngũ tráo kim hoa (cây), Tường vị, Tử kinh Tên khoa học: Lagerstroemia indica L. Họ Tử vị (Lythraceae) Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở Trung Quốc, Nhật Bản, phân bố ở Trung Quốc từ vùng sông Hoàng Hà xuống tới phương Nam. Cây mọc hoang ở sườn núi, hoặc ven đường. Cây được trồng ở Đông Nam Á, (Việt Nam, Indonesia) làm cây cảnh, và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY THUỐC THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Thược dược dược dụng Tên khoa học: Paeonia officinalis gouan. Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở vùng núi phía nam châu Âu cho đến vùng núi Hungari. Cây được trồng ở vườn để làm thuốc và làm cảnh. Mô tả: Cây thảo, mọc khoẻ. Lá kép to, chia ra thành lá chét thuôn, dài, đôi khi gắn với nhau ở phía gốc lá. Hoa to thường có tám cánh hoa màu tía. Quả đại, thuôn, dựng đứng và phân toả ra.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA SỮA

Tên khác: Mùa cua, Mò cua, Tượng bì mộc Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. Họ Trúc đào (Apocynaceae). Nguồn gốc: Chi cây này được phân bố từ vùng nhiệt đới Tây Phi tới quần đảo Marquesas (quần đảo thuộc Polynesia), ở vùng cực đông (nam) Thái Bình Dương và từ vùng Himalaya, ở phía Bắc tới vùng New South - Wales ở phương Nam. Trong số 40 loài thuộc chi Alstonia R.Br; cây Sữa được phân bố ở Srilanka, Ấn Độ, Malaysia, lục địa Đông Nam Á, và miền nam Trung Quốc. Ở Indonesia, cây Sữa mọc ở rừng tạp giao và rừng gỗ Tếch hoặc một số làm cây tại làng xã; ở độ cao 1 - 1050 m. Ở Việt Nam, cây Sữa mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Ở thành phố, làm cây bóng mát. các đường phố ở Hà Nội vào mùa thu thơm nồng mùi Hoa Sữa. Cây còn được trồng làm thuốc và lấy gỗ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LAY ƠN

Tên khác: Cây hoa Dơn Tên khoa học: Gladiolus communis L. Họ Lay ơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Đông Nam châu Phi, được trồng và tạo giống ở châu Âu, nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 20, Chỉ Lay ơn gladiolus gồm nhiều loài được trồng nhiều ở châu Âu, châu Á như ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Trung Quốc có giống Gladiolus yunnanensis Van Houtt. Ở Indonesia có trồng Gladiolas odoratus indicus Rumph. Việt Nam trồng nhiều Gladiolus communis.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TU LÍP

Tên khác: Cây hoa Vành Khăn, Uất kim hương. Tiên khoa học: Tulipa gesneriana L.; họ Huệ tây (Liliaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Âu, sau được phổ biến trồng ở các nước châu Á như Trung Quốc. Ngoài hoa Uất kim hương còn 2 loài hoa khác: Tulipa eduls Bak và Tulipa illienses Reg. Cả 3 loài Tulipa này đều là cây cảnh và cây thuốc. Tên Tulip xuất xứ từ Tulbend Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là khăn xếp đội đầu, là vành. Từ “Tulbend” chuyển thành “Tulipan” - Tulipe - Tulip là cây hoa với hoa hình vành khăn. Tulip là cây hoa cảnh đẹp họ Huệ tây, có thân hành, có lá dài, rộng, nhọn đầu; có một hoa đơn độc hình tách chén và giống vành khăn. Hoa Tulip có nhiều màu sắc khác nhau và thường nở vào mùa xuân. Ở châu Âu trồng nhiều Tulip; nhất là ở Hà Lan, rất coi trọng cây hoa này và gây trồng tạo ra rất nhiều giống có hoa đẹp nổi tiếng trên thế giới.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TÍM

Tên khác: Hương Cẩn Thái. Tên khoa học: Viola odorata L. Họ Hoa tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, châu Mỹ và châu Á nhiệt đới, được trồng nhiều ở châu Âu. Cây cũng được trồng ở Đông Nam Á, như Indonesia. Cây họa tím được trồng làm cây cảnh và cây bảo vệ đất, chống nước mưa xới mòn đất. Ở Việt Nam cũng trồng cây Hoa tím này. Là cây hoa được ưa chuộng, với hoa nhỏ, màu sắc nhã nhặn, mùi thơm kím đáo. Cây có lá giống lá rau má, hoa màu tím, tràng 5 cánh, bầu 1 ô và quả nang có 3 van. Ong rất thích hút mật ngọt của hoa này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHỔI (HOA BỔ PHỔI)

Tên khác: Mao Nhụy Hoa (cây), Ngưu Nhĩ Thảo, Đại Mao Diệp. Tên khoa học: Verbascum thapsus L. Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu và Trung Á. Từ lâu đời, cây được dùng làm thuốc trong dân gian. Cụm hoa hình bông, hoa hình phễu màu vàng đẹp, lá to với lông đen, mịn, trắng xám. Mô tả: Cây sống 2 năm, to, khoẻ, cao, có lông dài như sợi bông, màu trắng xám, lá to hình bầu dục, dày; khía tai bèo. Hoa to màu vàng tượng đối đều, mọc thành cụm hoa là bông dài mọc ở ngọn. Quả nang hình cầu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHẤN

Tên khác: Tử mạt ly. Tên khoa học: Mirabilis Jalapa L. Họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Mêhicô, châu Mỹ, được trồng ở châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Trung Quốc, rễ cây (= Tử mạt ly căn) được dùng làm thuốc. Ở Indonasia, cây được trồng ở Java, ở độ cao 1 – 1.200 m, làm cây cảnh và làm thuốc, Ở Việt Nam trồng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA MƯỜI GIỜ

Tên khác: Cây hoa Tùng diệp, Ngọ thời hoa; Bán chi liên, Đại hoa mã xỉ hiện. Tên khoa học: Portulaca grandiflora Hook. Họ Rau sam (Portulacaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Brazin (Ba Tây), Nam Mỹ: Chi Portulaca có 50 loài. Ở Việt Nam thường gặp một số loài như rau sam (P. olearaceae), cây Hoa mười giờ (P. grandiflora) v.v... Sở dĩ có tên Portulaca vì cây có quả nang kín với những hạt; khi quả già, nứt, mở ra như cửa (porta) mở. Cây Hoa mười giờ còn có tên Hán Việt là Ngọ thời hoa, cũng có nghĩa là có hoa nở vào khoảng giờ Ngọ (buổi trưa). Cây Hoa mười giờ được trồng làm cảnh, hoa đơn hay kép màu tím, đỏ hoặc vàng; mọc ở ngọn cành, thường nở vào lúc 10 giờ sáng và tàn trong ngày. Là cây hoa mùa hè, dễ trồng, thân bò lan trên mặt đất; thường trồng ở các vườn hoa; rìa luống. Ở Hà Nội (Việt Nam), trồng 2 giống: - Hoa mười giờ kép, hoa to, nhiều lớp cánh màu cánh sen, cây này mọc khoẻ. - Cây mười giờ hoa nhỏ, một lớp cánh, nhiều màu sắc; cây này mọc yếu. Trồng bằng gieo hạt hay giâm ng...

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA LAN

Cây Hoa Lan, họ Lan (Orchidaceae) là cây cảnh có nhiều loài, thân thảo, lá thường dài và hẹp, cánh hoa không đều, có loài có hương thơm, màu sắc đẹp. Nguồn gốc: Năm 1751, Linné [Linnaeus (1707 - 1778)] nhà thực vật học Thuy Điển nổi tiếng đã đặt tên cho cây là cây Hoa Lan. Lan là cây lưu niên thuộc họ Lan, mọc ở trên đất hoặc biểu sinh trên cây khác. Lan có đặc điểm là: có phấn hoa giống như khối sáp có các hạt giống nhỏ và những đoá hoa sắp xếp đối xứng hai bên. Hoa Lan có 3 thùy (cánh hoa) trong số đó có 1 cánh môi với nhiều dạng hình khác nhau. Nhiều loài Lan có màu sắc tươi sáng của Phong Lan rất nhiệt đới. Nhị hoa ít, đôi khi còn 2, ít khi có 3 hoặc 5, thường chỉ còn 1; có khi nhị dính liền với nhụy thành trụ nhị - nhụy; bầu dưới, 3 ô, chứa nhiều noãn đính trụ giữa hoặc noãn bên. Quả nang dài, nở 3 - 6 kẽ. Hạt có 1 phôi chứa phấn hoa. Sau 3 - 8 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt bị thui vì không gặp nấm cộng sinh. Họ Lan lớn, gồm 6 phân họ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu ...

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA HUỆ

Tên khác: Huệ ta; Văn hương ngọc Tên khoa học: Polianthes tuberosa L. Họ loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Mêhicô châu Mỹ, được trồng ở Đông Nam Á, như ở Indonesia, Việt Nam. Ở Indonesia, cây được trồng ở độ cao 1 - 400m, để làm cảnh và lấy hoa thơm. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh và lấy hoa thơm để cúng lễ. Hoa thơm tỏa về đêm nên có tên đẹp là Văn Hương Ngọc, thường được cắm vào bình trong những ngày lễ, tết. Huệ thường được dùng ở một số nước vùng nhiệt đới. Cây ưa nắng, cho hoa 4 mùa. Nếu có nhiều ngày nhiệt độ dưới 10°C, cây sẽ ít ra hoa. Cây ưa đất sét pha; hơi ẩm, không chịu được đất chua, cớm bóng; mùa trồng từ tháng 2 đến tháng 5; không nên trồng vào mùa hạ và mùa đồng rét. Cây trồng bằng củ, từ khi trồng đến lúc ra hoa là từ 100 - 120 ngày. Hoa ra liên tiếp 3 - 4 tháng; mỗi đợt trồng cho hoa 2 - 3 năm, sau đó trồng lại.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BƯỚM

Tên khác: Panxê, Tam sắc cẩn (cây hoa tím nhạt), Hồ điệp hoa. Tên khoa học: Viola trieolor L. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, sau được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hoa cánh mỏng, nhiều màu sắc, trông như hình bướm đậu. Cây được nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, trồng ở vườn hoa công viên làm cảnh. Ở một số nước, cây còn dùng làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA BAN

Tên khác: Cây lão bạch hoa, Dương đề giáp (Móng dê). Tên khoa học: Bauhinia variegata Lin. Họ Vang (Caesalpiniaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Á lục địa, mọc hoang và được trồng ở vùng Tây Bắc Việt Nam; là cây hoa đẹp đặc trưng cho rừng Tây Bắc. Cây thuộc chi của cây Móng bò Bauhinia L. họ Vang, chi này có cây với lá hai thùy có hoa to, dẹt, màu trắng hoặc màu hoa cà (la văng). Cây hoa Ban phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc và có trồng ở Indonesia làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY CHÂN MÈO

Tên khác: Miêu túc, cây Cúc bất tử (trắng, đỏ) Tên khoa học: Antennaria dioica Gaertn. [gnaphalium dioecum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ, cùng chi với cây rau khúc tẻ (Gnaphalium indicum) và Rau khúc nếp (Gnaphalium luteo-album L.).

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BÓNG NƯỚC

Tên khác: Phượng tiên thảo, (hạt là Cấp tính tử). Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ Bóng Nước (Balsaminaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Nam Á, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Bóng nước là cây cảnh nhỏ, hoa thường màu đỏ, quả chín nứt thành mảnh xoắn tung hạt đi xa. Cây thường mọc hoang dọc theo dòng suối, bờ ruộng và vùng đất lầy; thường được trồng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG TÍA

Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na). Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC

Tên khác: Cây Tử vi tàu Tên khoa học: Largerstroemia speciosa Pers. [Lagerstroemia flos reginae Retz]. Họ Tử vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Cămpucbia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Philippin. Cây mọc hoang ở Indonesia (trong rừng Java); Ôxtrâylia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM QUỲ

Tên khoa học: Malva sylvestris L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở châu Âu, ở Tây Á Trung Á và được trồng phổ biến ở châu Âu - Đức, Pháp, Nam Tư (cũ) và Hungari. Mô tả: Cây thảo cao khoảng 1 m, ít nhiều có lông: lá tròn, có khía chân vịt, chất mềm. Hoa to, thuỷ hình nêm, có khía mép; màu đẹp hồng tim tím có vân đỏ. Quả bế tụ; màu hơi vàng.