a. Thành phần và tác dụng
Rau ngổ còn gọi là rau om, thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng. Trong rau ngổ chứa: nước 93%, protit 2,1%, gluxit 1,2%, xenlulô 2,1%, vitamin B 0,29% và một ít vitamin C.
Theo Đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua cay, thơm. Rau có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, tiểu ra máu, chữa băng huyết, trị bệnh ngoài da như lở ngứa sần da do phát ban. Dân gian còn sử dụng thân và lá rau ngổ tươi sắc uống hoặc nhai nhuyễn nuốt nước còn xác thì đắp lên vết rắn cắn. Ngoài ra, tinh dầu menthol trong rau ngổ sử dụng ở liều 250 - 500 mg/kg trọng lượng có thể có tác dụng giảm đau là phát hiện mới nhất của các viện bào chế.
b. Bài thuốc phối hợp
- Sỏi thận: Rau ngổ 20 - 30g, giã nát, cho thêm nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống hàng ngày.
- Rắn cắn: Rau ngổ khô 20 - 40g sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 ngày liền.
Hoặc: Rau ngổ tươi 15 - 20g, kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20 - 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vết thương.
- Sổ mũi, ho: Rau ngổ 15 - 30g sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU NGỔ
Xem thêm: CẦM MÁU - Rau Ngổ
Nhận xét
Đăng nhận xét