II. VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI CÂY
a. Thành phần và tác dụng
Mía chứa nhiều axit amin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Loại cây này cũng giàu vitamin B₁, B₂, B₆, C, canxi, phot pho, sắt... và nhiều axit hữu cơ hữu ích khác. Theo các chuyên gia y học, mía bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xoá tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá... Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.
Mía được dùng trong trường hợp ho khan ít đờm (kể cả chứng ho ra máu), mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn oẹ nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết, ngộ độc do rượu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
b. Bài thuốc phối hợp
- Viêm niệu đạo, tiểu buốt do viêm nhiễm hệ thống bài tiết: Lấy nước mía, ngó sen tươi mỗi thứ 60g, mỗi ngày uống 2 lần.
- Miệng nhiệt lưỡi khô: Dùng hỗn hợp nước mía và nước gừng tươi uống từ từ.
- Viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu vang mỗi thứ một cốc, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Đại tiện táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi bụng trống.
- Nội nhiệt miệng khô, nôn mửa, ho, viêm họng, hứng miệng khô nóng ở người già sau khi sốt: Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào khuấy đều để uống.
- Viêm da: Vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi.
- Miệng khát vào mùa nóng, biểu hiện là người nóng, khát nước, ra nhiều mô hôi, miệng khô, tiểu vàng: Dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.
- Viêm amiđan, viêm họng cấp và mạn tính: Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc dùng mía, củ năng, rễ cỏ tranh mỗi thứ lượng vừa phải, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
- Sốt cao, mất nước, miệng khô: Nước mía 1 - 2 cốc, ngày uống ba lần.
- Tiểu ngắn gắt đau (bàng quang thấp nhiệt): Mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
- Nôn do thai nghén: Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
- Phù nhẹ do thai nghén: Mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
a. Thành phần và tác dụng
Các nhà khoa học đã phát hiện trong cây mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, cây mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt.
b. Bài thuốc phối hợp
- Mụn nhọt, rôm sảy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sẩy và mụn nhọt.
- Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Quả mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước uống, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, quả mướp đắng còn có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu phụ với mộc nhĩ đen, mướp đắng xào. Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
a. Thành phần và tác dụng
Sả được trồng khá phổ biến, nhất là trong các vườn thuốc gia đình và trạm y tế xã, từ đồng bằng đến miền núi.
Trong thực phẩm, sả là một gia vị quen thuộc được dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn được chế biến từ thịt lợn, thịt chó. Trong y học, sả có hai tác dụng: phòng và chữa bệnh.
Về phòng bệnh, nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối đưa ăn để phòng ngừa sơn lam trướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gầu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh.
Về chữa bệnh, trong Đông y, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò: Lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thuỷ với 200ml nước trong 15 - 30 phút, rồi uống làm hai lần trong ngày. Kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. Nên ăn mía trước khi uống thuốc.
- Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5 - 10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
- Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.
- Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
- Đau dạ dày - tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.
- Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40° vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị thuốc này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). Trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml.
Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách.
a. Thành phần và tác dụng
Cỏ sữa có 2 loại: lá nhỏ và lá to. Cả hai đều được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ. Ngoài ra, cỏ sữa còn giúp chữa nhiều bệnh khác như trĩ, viêm loét, mụn nhọt, mẩn ngứa, ho hen...
Cỏ sữa lá nhỏ thuộc họ thầu dầu, cây mọc lan trên mặt đất, thân cành có màu tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc thon dài, dài nhất khoảng 7mm, lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nhỏ có đường kính 1,5 mm, nhẵn, dài 0,7mm, có 4 góc. Khi bấm, cây có nhựa trắng chảy ra. Cỏ sữa mọc hoang ở nhiều nơi. Có thể thu hái trong mùa hè, rửa sạch, phơi khô dùng dần làm thuốc. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cỏ sữa lá nhỏ để chữa lỵ. Theo Đông y, cỏ sữa có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt.
Cỏ sữa lá to cùng họ với cỏ sữa lá nhỏ, là cây sống hàng năm, thân mọc thẳng, có thể cao 30 - 40 cm, màu đỏ nhạt, có phủ lông mầu vàng nhạt. Lá màu xanh hoặc đỏ, hình mác, dài khoảng 2 - 3 cm, rộng 5 - 15 mm, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng đỏ nhạt. Quả màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang.
Trong cỏ sữa chứa thành phẩn phenolic, enphosterol và các axit hữu cơ như gallic, palmitic, oleic nên được dùng làm thuốc chữa lỵ. Một số nước dùng cỏ sữa lá to chữa viêm loét giác mạc, đau mắt, ho hen...
b. Bài thuốc phối hợp
- Kiết lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20 - 50g (người lớn có thể dùng 100 - 150g). Sắc uống ngày một thang. Cỏ sữa lá nhỏ 30g, rau sam 30g, sắc uống ngày một thang. Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.
- Lòi dom chẩy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80 - 100g, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.
- Viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên vùng bị tổn thương.
- Viêm da, mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.
- Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
a. Thành phần và tác dụng
Hoàng bá còn gọi là hoàng nghiệt, xuyên hoàng bá, chân xuyên bá. Bộ phận dùng: vỏ cây. Theo Đông y hoàng bá tính đắng lạnh, không độc. Công dụng: thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc. Chất cồn trong vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩm gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết. Berberin có tác dụng tăng tiết mật và rất hữu ích trong điều trị các bệnh viêm túi mật với rối loạn đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan, có biến chứng ở ống mật.
Theo Lý Thời Trân: Hoàng bá tính lạnh mà trầm, dùng sống thì giáng thực hoả, dùng chín thì không hại vị. Theo Lãn Ông: hoàng bá có tác dụng làm tan thấp nhiệt ở hạ tiêu, tả long hoả phục ở âm, trừ nóng trong xương, bổ thận, mạnh âm, trị 5 tạng, tràng vị thấp nhiệt, hoàng đản, trĩ, tiết tả, lỵ, tả tướng hoả có thừa, cứu thận thuỷ không đủ, bàng quang nhiệt kết, con gái khí hư, âm môn lở loét; mũi đỏ, hầu tắc, ung nhọt sau lưng, má lưỡi lở sưng thì tẩm mật nướng, nghiền nhỏ mà đắp.
b. Bài thuốc phối hợp
- Họng tự nhiên sưng đau ăn uống không được: dùng hoàng bá nghiền nhỏ hoà rượu đắp vào chỗ đau.
- Nôn ra máu: hoàng bá tẩm mật nướng khô, nghiền nhỏ, uống một lần 4g, với nước sắc mạch môn đông. Chưa khỏi thì uống tiếp tăng lượng dần: 6g, hoặc 8g.
- Nhọt mọc ở lưng hoặc ở vú đỏ đau: dùng hoàng bá nghiền nhỏ hoà lòng trắng trứng gà đắp vào chỗ đau.
- Trẻ em bị nhiệt tả: hoàng bá bỏ vỏ thô, sấy nghiền nhỏ mỗi lần uống 4g với nước cháo loãng, uống ấm.
- Có thai đại tiện ra màu trắng (bạch lỵ) đi nhiều lần: hoàng bá 100g - 150g (dùng rễ) tẩm mật sao cháy đen nghiền bột viên như hạt ngô mỗi lần uống 30 - 50 viên với nước cơm, lúc bụng đói, ngày 3 lần.
- Mộng tinh: hoàng bá sao 600g, cáp phấn bột 600g, luyện với mật ong vo thành viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 100 viên lúc đói với rượu.
- Nhiệt tích sinh mộng di, tâm hoàng hốt, cách mô nóng: bột hoàng bá 40g, phiến não 4g, cho thêm mật ong luyện thành viên như hạt ngô mỗi lần uống 15 viên với nước sắc mạch môn.
- Ăn phải thịt nhiễm độc: uống 1 thìa canh bột hoàng bá, chưa khỏi uống tiếp.
- Cháy máu cam: hoàng bá 80g, ngâm nước lạnh 1 đêm, rồi giã hoàng bá lấy nước đun uống ấm.
- Hoả độc nhiễm vào người, mình, hai đùi và thân lở loét: dùng bột hoàng bá thấm vào chỗ lở loét.
- Mất tiếng, hầu họng tắc, khạc ra máu, táo bón: hoàng bá sao rượu 80g, tri mẫu tẩm rượu sao 80g, nhục quế 4g, nghiền nhỏ hoà nước sôi, viên như hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước ấm.
- Thấp nhiệt, gối sưng, gân xương đau nhức: hoàng bá sao 100g, thương truật sao bỏ vỏ 100g, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa canh với nước nấu gừng. Ngày uống 2 lần sáng tối.
a. Thành phần và tác dụng
Cây huyết dụ có hai loại: loại có lá đỏ cả hai mặt và loại có lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cá hai loại đều dùng làm thuốc nhưng loại lá đỏ hai mặt tốt hơn. Cây thường được trồng làm cảnh, thân to bằng ngón tay, cao 1 - 2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không có cuống, hẹp, dài khoảng 30cm. Hoa mọc thành chuỳ dài. Quả mọng chứa 1 - 2 hạt.
Theo Đông y, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, kiết lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
b. Bài thuốc phối hợp
- Chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống đến khi khỏi.
- Rong kinh: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại trên quả mướp 10g, rễ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, huyết giác 15g, sắc uống đến khi khỏi.
- Kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2 - 3 ngày. Nếu bệnh không giảm thì nên đến cơ sở y tế khám xác định nguyên nhân để điều trị.
Lưu ý: Phụ nữ không nên dùng trước khi sinh con hoặc sau khi sinh xong mà bị sót nhau.
a. Thành phần và tác dụng
Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông, người Tày gọi là phắc chăm. Là loại cây thảo có thân rễ ngắn. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình dải hẹp, dài 40 - 50cm, rộng 2 - 4cm, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán đài bằng lá; hoa to màu vàng cam đến vàng đỏ, bao hoa hình phễu. Cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở những vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Dân gian hay dùng lá và hoa nấu canh ăn, dùng rễ và nụ làm thuốc. Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số nơi dùng lá và hoa hiên làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô. Thành phần trong cây hoa hiên có tác dụng như tăng tiểu cầu và hồng câu, tăng trương lực của tử cung và thành ruột.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chữa động thai: Lấy hoa hiên nấu thành canh ăn hàng ngày trong thời gian mang thai.
- Chảy máu cam: Lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi.
- Kinh nguyệt không đều: hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 12g, rễ củ gai 20g. Sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
- Tiểu buốt, tiểu dắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5 - 10 ngày.
- Chữa bốc hoả ở phụ nữ mãn kinh: Hoa biên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
- Mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong bóng râm, sao qua lửa, hàng ngày hãm uống thay trà.
- Tắc tia sữa: hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
Chú ý: Không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.
d. Thành phần và tác dụng
Theo Đông y, ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau... Dân gian thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hoá kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn...
Theo Tây y, quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khoẻ. Chất capsicain trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mạn tính và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh tình trạng đông vón tiểu cầu. Ngoài ra, loại quả này còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, quả nhỏ có hàm lượng capsalein cao hơn.
b. Bài thuốc phối hợp
- Rụng tóc do hoá trị liệu: Ớt quả 100g, ngâm với rượu trắng trong 10 - 20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu, có tác dụng kích thích mọc tóc.
- Giảm đau do ung thư, đau khớp: Ăn 5 - 10g ớt mỗi ngày.
- Ăn uống chậm tiêu do ung thư: Ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Ăn uống chậm tiêu: Dùng ớt quả làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Đau thắt ngực: Ớt 2 quả, đẳng sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Đau dạ dày do lạnh: Ớt 1 - 2 quả, nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2 - 3 lần.
- Chữa bệnh chàm: Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
- Rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần cho đến khi hết đau, 2 - 3 giờ là khỏi.
- Bệnh vảy nến: Lá ớt 1 nắm to (sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà 1 bát, lá sống đời 7 - 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước trà, uống chừng 3 ấm là khỏi.
- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
- Đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ, ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp, sẽ mau khỏi.
- Mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ, sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
- Khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
a. Thành phần và tác dụng
Bưởi là loại cây ăn quả quen thuộc ở nước ta, quả ngon và bổ; nước ép từ múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (tiểu đường), thiếu vitamin C. Đáng chú ý là tất cả các bộ phận của cây bưởi đều được dùng làm thuốc.
Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng như: nước 89%, gluxit 9%, protit 0,6%, lipit 0,1% và các khoáng chất: canxi, phot pho, kali, magie, lưu huỳnh, natri, clo, sắt, đồng, mangan. Đặc biệt rất giàu vitamin C, B, Pp.
b, Bài thuốc phối hợp
- Viêm loét dạ dày tá tràng: hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g rửa sạch, cho vào một cốc thuỷ tinh to, rót vào 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2 - 3 giờ; hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc sánh như nước cháo, gạn bỏ hết hạt, lấy nước uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ; mỗi ngày uống 1 lần, liên tục nhiều ngày.
- Chữa ho nhiều: Tép bưởi 100g, rượu 15ml, mật ong 30ml, chưng cách thuỷ cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần; hoặc tép bưởi cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín một đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.
- Đau khớp hay sưng đau do ngã: Vỏ quả bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g cùng băm nhuyễn, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay 1 lần.
- Chữa trĩ: Đào rễ bưởi rửa sạch, xắt nhỏ, sắc uống 20g/ngày.
- Đau đầu: Dùng 2 lá bưởi, 2 củ hành, giã nát đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng dính cố định lại.
- Đau vai, lưng, gáy do phong hàn: Vỏ quả bưởi 1 nắm, ngải cứu 1 nắm, sao thơm, sắc với 2 bát nước còn khoảng 1 bát uống.
- Ăn không tiêu: Vỏ quả bưởi 4 - 12g/ ngày sắc uống.
- Đầy bụng do lạnh: Lá bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn ấm nóng (chú ý tránh bỏng vùng rốn).
- Sa đì, bìu đau tức: 1 quả bưởi non mới hình thành hạt, gọt vỏ, sao vàng hạ thổ, nấu nước uống, dùng vài ngày.
Lưu ý: Nước ép quả bưởi khi dùng chung với một số loại thuốc Tây y có thể không tốt cho sức khoẻ (tốt nhất không dùng chung 2 thứ). Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, không nên đánh răng ngay sau khi ăn bưởi.
a. Thành phần và tác dụng
Cây hoa gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nước sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ mạnh.
Vỏ thân cây hoa gạo chứa nhiều chất nhầy, hoa chứa 85,66% nước, 1,38% protein, 11,95% đường, 1,09% chất khoáng, hạt chứa 25% tinh dầu. Nước sắc hoa gạo cớ tác dụng ức chế trực khuẩn mạnh.
Theo Đông y, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đại tiện lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả...
Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đại tiện lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương...
Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con, tổn thương do trật đả.
b. Bài thuốc phối hợp
- Viêm phế quản cấp tính: Rễ gạo 30g sắc uống.
- Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì (vỏ dâu) 10g, sắc uống.
- Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.
- Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15 - 30g, sắc uống. Hoặc: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm 6g, sắc uống.
- Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đại tiện lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc: Hoa gạo 15g, hoa kim ngân 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, sắc uống. Hoặc: Hoa gạo 15 - 30g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.
- Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10g, sao vàng sắc uống.
- Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30 - 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 15g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lân trong ngày.
- Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10g, hoa kim ngân 20g, hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.
- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng giấm và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
- Ngứa vùng hậu môn: Vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.
- Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20g, quyển bá 10g, hoa hoè 15g, sắc uống.
- Bong gân: Vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh.
- Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.
a. Thành phần và tác dụng
Quýt gai thuộc họ cam, chanh, có nhiều gai.
Trong vỏ quả quýt tươi chứa tinh dầu, nước, vitamin A, B, có tác dụng chữa kiết lỵ, ho. Lá quýt chứa tinh dầu thơm, đun nước uống và xông có tác dụng ra mồ hôi. Quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, rắn cắn... Quả, lá, rễ và vỏ cây đều có thể dùng làm thuốc.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá quýt và những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh..., đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.
- Chữa phong thấp, đau lưng, đau mình: Rễ quýt 16g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể nấu thành cao rồi pha rượu dùng.
- Chữa ho do phong nhiệt: Vỏ rễ quýt 20g, vỏ rễ dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo nam 10g (hoặc cam thảo bắc 5g). Ba thứ thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.
- Ho nhiều đờm: Quýt xanh 8 - 16 quả, trộn với 1 thìa nhỏ đường trắng hoặc mật ong, một chút muối ăn và 5g bồ hóng (đốt bằng củi). Tất cả đem hấp cơm trong 15 - 20 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.
- Kiết lỵ: Vỏ thân quýt 20g, vỏ quả lựu 20g, vỏ quả chuối hột 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
- Đau bụng, lưng, gối đau nhức: Rễ quýt 15 - 30g, sắc nước uống.
- Đau do sâu răng: Đào rễ quýt, rửa sạch, thêm chút muối vào nhai và ngậm. Một lát răng sẽ hết đau.
- Sưng tấy, ứ huyết: Lá quýt 40g, chia 2 phần, một phần đem phơi khô, sao vàng, sắc uống, một phần để tươi, giã nát, đắp lên chỗ bị thương. Làm liên tục trong 3 - 4 ngày.
- Mụn rò có mủ lâu ngày: Lá quýt 20g, lá chanh 20g, tinh tre 10g, tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, rắc lên vết thương.
- Chữa định râu: Dùng rễ quýt và bã rượu, 2 thứ bằng nhau, giã nhỏ, hơ nóng, đắp lên chỗ đinh râu.
- Rắn cắn: Lá quýt một nắm, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối và một bát nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống và dùng bã đắp vào vết thương.
a. Thành phần và tác dụng
Lá trầu có tác dụng chữa trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100g lá trầu thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.
Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết lá trầu còn chứa cả chất tanin, đường và tinh dầu. Tinh dầu của lá có mầu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.
Ngoài ra, trầu còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu sẽ rất hữu ích với sức khoẻ con người.
b. Bài thuốc phối hợp
- Tiểu dắt: Uống hỗn hợp nước cốt trầu pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm đứt được tình trạng này.
- Suy nhược thần kinh: Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.
- Đau đầu: Lá trầu có tác dụng giảm đau và làm mát. Khi bị đau đầu lấy lá trầu giã giập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
- Các bệnh về phổi: Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp người bệnh thở đễ hơn.
- Táo bón: Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, dùng lá trầu ngâm trong dung dịch thầu dầu cuộn thành hình viên đạn đút vào hậu môn sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.
- Đau họng: Khi đau họng, dùng trầu sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
- Chống viêm nhiễm: Lá trầu luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.
- Làm lành vết thương: Khi bị thương, vắt nước cốt trầu rửa vết thương rồi dùng lá trầu sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
- Bỏng nước sôi: Lấy lá trầu hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay một lá trầu mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và bỏ đi vào sáng sớm.
- Giảm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt trầu trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
- Bị tắc sữa: Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì trẻ dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi...
a. Thành phần và tác dụng
Cây hướng dương là loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh toàn diện. Hoa hướng dương chứa betacaroten, lutein, lá chứa axit ascorbiccaroten, axit citric. Hạt chứa protein, dầu béo, cholesterol. Từ lá, hoa đến rễ, thân, cành, dân gian đều có thể chế được các vị thuốc quý trị nhiều bệnh thông dụng như đau đầu, bí tiểu, mụn nhọt, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt...
Theo Đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, ninh tâm an thần, chỉ lỵ, thấu chẩn. Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, kiết lỵ ra máu, sởi không mọc được.
Vỏ hạt có thể dùng để chữa tai ù. Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác, hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, mắt hoa, đau răng, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét. Lá có tác dụng tăng cường tiêu hoá và chữa cao huyết áp. Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh tâm, hướng nhật quỳ nhương) có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn.
Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
b. Bài thuốc phổi hợp
- Ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15 - 30g, giã nát, hãm nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày.
- Cao huyết áp: Dùng lá hướng dương khô 30g (hoặc 60g lá tươi), thổ ngưu tất 30g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Mắt mờ: Dùng đế hạt hướng dương luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc.
- Tai ù: Dùng vỏ hạt hướng dương 15g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hạt mùi, tiểu hồi hương; mỗi vị 6 - 10g, sắc nước uống.
- Đau dạ dày, đau bụng: Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, dạ dày lợn, nấu canh ăn.
- Kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hạt hướng dương (đã bóc vỏ) 30g, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày.
- Đại tiện táo bón: Dùng rễ cây hoa hướng dương, giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà thêm chút mật ong uống; Mỗi lần uống 15 - 30g, ngày uống 2 - 3 lần.
- Tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây hoa hướng dương tươi 30g sắc với nước uống. Chú ý: chỉ đun sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng. Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hoa hướng dương 30g, sắc với đường đỏ uống.
- Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn khoảng 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần.
- Tiểu đường: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương một đoạn khoảng 60cm, rễ rau cần cạn 60g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày.
- Phì đại tuyến tiền liệt (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hạt hướng dương 1 cái, mật ong lượng thích hợp. Khay hạt hướng dương thái nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt. Uống thay trà trong ngày.
- Phụ nữ trước hoặc trong lúc hành kinh bụng dưới đau tức: Dùng khay hạt 30 - 60g, sắc lấy nước, hoà thêm đường đồ uống trong ngày.
- Viêm tuyến vú: Dùng khay hạt hướng dương, bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9 - 15g, hoà với rượu hoặc nước sôi, khi uống lần thứ nhất ra mồ hôi mới có kết quả.
- Ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt hướng dương đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, hoà với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh.
- Ngoại thương xuất huyết: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương giã nát, đắp vào chỗ chảy máu.
- Đau răng: Dùng hoa hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá hoặc nõ điếu cày, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào. Hoặc dùng khay hạt hướng dương, rễ câu kỷ tử; mỗi thứ 10 - 15g, luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc.
- Thống kinh: Đài hoa hướng dương 30 - 60g, đường đỏ 30g, sắc uống.
Hoặc: Hoa hướng dương 15g, sơn tra 30g, sao đen, tán bột, chia 2 lần uống trong ngày với nước đường đỏ, trước kỳ kinh 2 ngày thì bắt đầu uống, mỗi kỳ kinh uống 2 thang, uống liên tục trong vài kỳ kinh.
- Bế kinh: Cành hướng dương 9g, móng lợn 150g sắc uống.
- Khí hư: Dùng rễ hướng dương 60g, rễ ké đầu ngựa 30g, cả hai vị đem sao với rượu rồi sắc uống.
Hoặc: Dùng lõi cành hướng dương 30g, hồng táo 10 quả, thêm chút đường đỏ, sắc uống.
Hoặc: Lõi cành hướng dương sấy khô, sao đen, tán bột, uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 4g với nước đường đỏ.
Hoặc: Đài hoa hướng dương sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 12g với rượu vàng.
Hoặc: Hoa hướng dương 30g, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán bột, mỗi ngày uống 6g khi bụng đói với rượu ấm.
- Băng huyết, rong kinh: Đài hoa hướng dương 1 cái, sao cháy, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu vàng.
- Phụ nữ sau sinh đau bụng: nhuy hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống.
- Viêm loét âm đạo: Hoa hướng dương khô 60g, sắc lấy nước ngâm rửa âm đạo hàng ngày.
- Sởi mọc chậm: Hoa hướng dương lượng vừa đủ sắc kỹ, cho thêm rượu rồi chia uống vài lần trong ngày; hoặc dùng hoa hướng dương sắc lấy nước, để nguội bớt rồi dùng khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng, ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi.
- Viêm da dị ứng: Hoa hướng dương 9g, hoa mào gà đỏ 6g, đường đỏ 30g, sắc uống.
- Sốt rét: Hoa hướng dương và bạch đầu ông lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 9g, hoặc cánh hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc hoặc hãm uống thay trà.
- Lên mề đay: Đài hoa hướng dương 15g, rau sam 6g, hoa mào gà đỏ 6g, lá tía tô 5g, sắc uống.
- Nhọt vùng lưng: Hoa hướng dương sao tồn tính, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vùng tổn thương, kết hợp với uống nước sắc 60g hoa hướng dương có pha thêm chút rượu.
- Viêm khớp: Đài hoa hướng dương lượng vừa đủ, sắc cô đặc thành dạng cao, phết vào giấy bản rồi dán lên vùng bị tổn thương.
- Ngứa da không rõ nguyên nhân: Vỏ hạt hướng dương và cuống quả ớt lượng vừa đủ, sắc lấy nước lau rửa.
- Xuất huyết do chấn thương: Dùng lõi cành hoa hướng dương rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.
- Bỏng lửa: Hoa và lá hướng dương sấy khô tán bột, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng bị tổn thương.
Hoặc: Hoa hướng dương lượng vừa đủ ngâm vào dầu thực vật, sau 2 tuần dùng dầu này bôi lên vùng bị tổn thương.
Hoặc: Hoa hướng dương, bột đại hoàng lượng bằng nhau và vừa đủ, đem ngâm với 240g dầu vừng, sau khoảng 2 tuần có thể lấy dầu này bôi lên vùng bị tổn thương.
- Đau răng: Hoa hướng dương lượng vừa đủ sấy khô, thái sợi, cuốn điếu hút như hút thuốc lá hoặc đài hoa hướng dương 1 cái, rễ kỷ tử lượng vừa đủ, sắc uống.
- Loét miệng: Lõi cành hướng dương sao cháy thành than, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bệnh.
a. Thanh phần và tác dụng
Ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn. Cây ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới chấu Á và châu Phi. Ở nước ta, ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.
Trong dân gian còn gọi là phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... Về thành phần hoá học, quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin..., lá còn có volatile oil, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như fructose, xylose, glucose...; vỏ rễ chứa tanin và axit organic. Nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đại tiện lỏng.
Theo Đông y, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc. Quả ổi vị ngọt hơi chua, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tráng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa chứng bệnh như: đại tiện lỏng, lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiểu đường, bặng huyết.
b. Bài thuốc phối hợp
- Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần.
Hoặc: Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6 - 9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.
Hoặc: Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9 - 15g, sắc uống.
- Kiết lỵ: Quả ổi khô 2 - 3 quả, thái phiến, sắc uống.
Lá ối tươi 30 - 60g sắc uống.
Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính: Lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
- Trẻ em tiêu hoá không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo 30g, hồng trà 10 - 12g, gạo tẻ sao thơm 15 - 30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi thì uống 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
- Tiêu chảy: Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống.
Hoặc: Búp ổi 12g, vỏ ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô lại còn 100ml. Trẻ 2 - 5 tuổi mỗi lần uống 5 - 10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20 - 30ml, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.
Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống 5g; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 80 phần, bột gạch non 20 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.
Với trẻ em đại tiện lỏng, dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, hạt mã đề 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10 - 15ml, trẻ từ 1 - 2 tuổi uống 15 - 20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
- Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
- Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g pha với nước ấm.
- Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.
Hoặc: Lá ổi khô 15 - 30g sắc uống hàng ngày.
- Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với giấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.
- Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị tổn thương.
- Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
- Giải ngộ độc: Quả ổi khô, bạch truật, sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Lưu ý: Những người đang bị táo bón hoặc bị tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi.
a. Thành phần và tác dụng
Chua me đất còn có nhiều tên gọi khác như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thuỷ toan chỉ, cách dạ hợp. Chua me đất có vị chua vì thân và lá có chứa axit hữu cơ, vitamin C. Ngoài ra, chua me đất còn chứa nhiều canxi, magie, natri nên có tác dụng chữa trị đối với một số bệnh. Theo Đông y, chua me đất có vị chua, tính hàn. Có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc... được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đã, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chấn thương đau nhức: Chua me đất 100 - 200g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.
- Trẻ em sốt cao: Chua me đất 10 - 20g, hoa kim ngân 10 - 20g, sài đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Viêm họng: Chua me đất 20g, lá xạ can 10g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
- Viêm thận: Chua me đất 100g. Sắc uống ngày 1 thang,
- Viêm đường tiết niệu: Chua me đất 60g, cây mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Tiểu đục: Chua me đất 20g, thổ phục linh 20g, mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Mụn nhọt, viêm loét da: Chua me đất, lá sống đời lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên mụn nhọt.
- Chữa bỏng: Chua me đất 20g, lá sống đời lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên vết bỏng.
- Kiết lỵ: Chua me đất 20g, rau sam 20g, lá non cây cơm nguội 20g thái nhỏ. Nấu canh ăn ngày 1 - 2 lần (nếu chỉ dùng chua me đất hoa đỏ thì phải dùng đến 100g, nấu canh ăn hoặc giã vắt lấy nước uống).
Chú ý: Do có tác dụng trục ứ huyết nên thận trọng dùng cho phụ nữ có thai.
a. Thành phần và tác dụng
Cây sống đời còn có tên là lá báng, lạc địa sinh căn, trường sinh... vì một chiếc lá rụng xuống có thể mọc thành nhiều cây mới.
Trong lá sống đời có chứa hoạt chất bryophylin và các axit hữu cơ, các hợp chất phenolic.
Theo Đông y, cây sống đời vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tẩy độc, thường được dùng chữa vết bỏng, vết thương trầy da loét thịt, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đại tiện ra máu, đau mắt đỏ... Có thể dùng lá tươi giã đắp hoặc giã vắt lấy nước bôi. Lá tươi có thể ăn sống hoặc sắc uống.
b. Bài thuốc phối hợp
- Mụn nhọt chưa có mủ: Lá sống đời 30g, lá táo 20g, lá đại 15. Tất cả giã nhỏ, đắp chỗ đau, ngày 1 - 2 lần.
- Kiết lỵ và bệnh trĩ: Lá sống đời và rau sam mỗi vị 5 - 6g nhai sống hay sắc uống. Nếu lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa và giã lá sống đời đắp ngoài.
Hoặc: Lá sống đời 40g, cỏ seo gà 20g, lá mơ lông 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Đại tiện ra máu: Lá sống đời 30g, lá trắc bá 10g sao cháy, cỏ nhọ nồi 10g, ngải cứu sao cháy 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Viêm tai giữa cấp tính: Lá sống đời giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
- Viêm loét dạ dày: Lá sống đời ăn sống mỗi ngày 40g.
- Nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): Lấy 7 lá sống đời giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.
- Chấn thương do té ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi: Dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên.
- Viêm họng: Ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.
- Viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đại tiện ra máu: Lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.
- Mất sữa: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời.
- Giải rượu: Khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.
- Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4 - 5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.
- Phong ngứa không rõ lý do: Dùng lá sống đời, lá răm, lá ké, lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày.
a. Thành phần và tác dụng
Xương sông còn gợi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau súng ăn gỏi. Cây thảo, cao hơn 0,6 - 2m, sống khoảng 2 năm. Thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần nhẵn. Lá trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 - 4 cái ở nách các lá bắc. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng; tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấn có tai. Bầu có lông. Quả bế hình trụ, 5 cạnh.
Xương sông mọc dại và được trồng ở nhiều nước thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan... Thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở độ cao thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi.
Lá có mùi hơi hăng của dầu, khá đặc trưng không giống các loại rau thơm khác, nên được dùng chủ yếu làm gia vị, nấu canh.
Nhân dân thường hái lá non dùng làm gia vị gói chả nướng hay nấu với thịt, cá.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g: Nước 82,5g, protein 2g, đường 1,3g, chất xơ 2,9g, tro 1,3g, canxi, sắt, phot pho, vitamin B₁, B₂, Pₚ, C, 100g cho 14 calo. Nhân dân ta một số vùng lấy làm thuốc chữa cảm sốt, ho, nôn mửa, đầy bụng. Liều dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc. Ở Malaysia thường giã nát, xào nóng, chườm vào vùng đau nhức, thấp khớp.
b. Bài thuốc phối hợp
- Chảy máu cam: Lấy một chiếc lá xương sông vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay, rất công hiệu.
- Nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá chua me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hoà nước uống, bã xoa ngoài.
- Cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15 - 20g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày; hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.
- Vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.
- Trẻ sốt cao: Dùng lá xương sông, lá chua me đất lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.
- Đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi.
- Trẻ lên sởi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ 8 - 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Nếu đại tiện lỏng, phân sống thì giảm lá chua me đất.
- Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lá xương sông bánh tẻ 2 - 3 lá; mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thuỷ (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
- Chữa sang chấn, thấp khớp: Lá xương sông (liều lượng tuỳ theo mức tổn thương) giã nát, xào nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy. Nếu bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt.
a. Thành phần và tác dụng
Lô hội là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh sau chuyển sang vàng. Ở nước ta, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc. Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như nha đam, du thông. Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng chữa viêm tấy.
Theo Đông y: Lô hội vị đắng, tính mát, vào các kinh can, tỳ, vị có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hoá kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, tiểu đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
b. Bài thuốc phối hợp
- Tiểu đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: lô hội tươi 20g, giã nát uống trước bữa ăn, ngày 2 lần. Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
- Nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu uống.
- Ho có đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
- Ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12 - 20g khô. Sắc uống ngày một thang.
- Trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Tiêu hoá kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15 - 20 ngày là một liệu trình.
- Bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Chữa bỏng: Lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
- Mẩn ngứa do dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa bằng nước ấm 3 - 4 lần.
- Viêm da: Dùng nước ấm thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước ấm đắp, làm 5 - 7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1 - 2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
- Viêm đại tràng mạn tính: Lô hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 bát con (30ml).
- Đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau. Hoặc dùng lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Táo bón: Lá lô hội tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Mụn nhọt: Lá lô hội tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.
- Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần nhựa tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
- Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
- Khí hư ra nhiều: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 12g.
- Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 12g.
Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đại tiện phân lỏng. Người đã bị đại tiện phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét