Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ DÂU

Là lá của cây Dâu hay Dâu tằm - Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae. Dâu tằm là loại cây to hay cây nhỡ. Lá đa dạng, hình trái xoan, hơi không cân đối, chóp lá nhọn, mép có những răng to không đều, với các thuỳ có răng. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới hơi có lông tơ ở nách các gân. Hoa đơn tính, cùng gốc hay khác gốc, mọc thành bông đuôi sóc ở nách lá: hoa đực có dạng bông, hoa cái có dạng bông hay khối hình cầu. Quả dâu thuộc loại quả phức gỗm nhiều quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước màu trắng hay màu tím sẫm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay Tâm duột, Tầm ruột - Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim với 4-7 hoa màu đỏ ở nách những lá đã rụng. Quả nang có khía, màu vàng lục, vị chua ngọt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CHANH

Là lá của cây Chanh. Chanh là loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta. Có loại Chanh thường - Citrus aurantifolia (Christm. et Panger) Swingle, có vỏ quả mỏng, và Chanh cốm - Citrus limon (L.) Burm.f, có vỏ quả dày và sần sùi, cũng đều thuộc họ Cam - Rutaceae. Từ trước tới nay, người ra thường trồng Chanh để lấy quả ăn. Nhưng cũng có nhiều nơi, người ra dùng đọt non và lá làm rau gia vị để nấu với nhiều thức ăn cho ngon. Lá chanh thường dùng ăn với thịt gà. Sau khi luộc xong gà, người ta lấy ra, để cho nguội, Đặt gà lên thớt, chặt ra từng miếng, xếp lên đĩa, phía da gà phải bày lên trên, trông mới đẹp. Hái một nắm lá Chanh non, rửa sạch, cắt thật nhuyễn, rải lên đĩa thịt gà. Khi ăn kèm theo một đĩa nhỏ muốt tiêu hoặc muối ớt, có vắt nước chanh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CÁCH

Là lá của cây Cách. Cách hay Vọng cách - Premna carymbosa (Barm.f.) Rottl. et Willd = Premna integrifolia Roxb., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae, thuộc loại cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá mọc đối hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng tới 12cm, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, mầu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen. Cây Cách mọc hoang dại ở những nơi rậm rạp, trên các liếp vườn. Cũng thường được trồng để lấy lá non làm rau ăn và để làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KINH GIỚI

Kinh giới hay Khương giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. = E. Cristata Willd., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo cao tới 50cm hay hơn, có thân vuông mọc đứng, mang nhiều lá mọc đối, có cuống; phiến lá có hình trái xoan hay thuôn, có răng cưa ở mép; hoa nhỏ không cuống màu xanh lơ nhạt; quả gồm 4 hạch nhỏ. Kính giới có nguồn gốc ở châu Âu và vùng bắc cực châu Á. Cũng được trồng rộng rãi khắp nước ta. Ta thường dùng cành non và lá làm rau gia vị ăn với các loại rau sống, ăn với rau muống luộc. Kinh giới, tía tô là hai loài rau gia vị quen thuộc trong đĩa rau sống hoặc trong bát cà bung, bên đĩa rau muống xào.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KIỆU

Kiệu -Allium chinense G.Don, thuộc họ Hành - Aliaccae. Cây thảo nhỏ có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn, bao bởi nhiều vẩy mỏng. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60 cm, rộng 1,5-4mm. Cụm hoa hình tán trên một cuống hoa dài 15-60cm mang 6-30 tán hoa màu hồng hay màu tím. Kiệu được trồng rộng rãi ở nông thôn để lấy củ muối dưa ăn liền hoặc làm dưa để ăn dần. Muốn có kiệu ăn trong vòng 5-6 ngày, ta mua kiệu về, nhặt sạch rễ, vỏ, rồi ngâm củ kiệu một đêm trong một thau nước muối. Vớt ra rồi lại ngâm vào nước gạo. Sau đó vớt ra xếp củ kiệu vào keo. Nấu giấm có pha đường cát để nguội rồi đổ vào keo dưa. Có người ngâm củ kiệu vào nước phèn chua trong hai giờ rồi lấy ra rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho kiệu vào keo, nấu nước muối giấm, đường đổ vào.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHẾ

Khế - Averrhoa carambola L., thuộc họ Chua me - Oxalidaceae. Cây gỗ cao tới 10m. Lá kép lông chim gồm 3 đến 5 đôi lá chét. Cụm hoa ngắn, thanh chùm xim ở kẽ các lá. Hoa màu hồng hay màu tím. Quả to, tiết diện hình ngôi sao năm múi. Khế gốc ở Malaixia, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận á nhiệt đới. Khế được trồng ở khắp nước ta và do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống trồng (Khế chua, Khế ngọt ...) Khế múi ít chua, có hàm lượng acid oxalic là 1%, và khi chín muồi, là món ăn được nhiều người ưa thích. Người ta thường dùng Khế ăn sống chấm mắm, nấu canh chua với tôm tép và cá. Quả chín có thể chế mứt. Có khi người ta còn xắt lát Khế múi phơi khô để dành vào lúc mưa bão thiếu rau để nấu canh chua hoặc xào với thịt, tôm tép làm món ăn. Người ta đã xác định được trong thành phần của Khế múi, có các chất theo tỷ lệ phần trăm như sau: nước 92,0; protein 0,3; lipid 0,4; glucid 5,7; cellulose l; tro 0,3; có các nguyên tố ví lượng calcium 8mg%; phosphor 15mng%; sắt 0,9; natri 2; và ka

CÂY RAU LÀM THUỐC - HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu tía hay É rừng, É tía - Ocimum sanctum L. thuộc họ Hoa miôi - Lamiaceae. Cây thảo hay cây nửa bụi, phân nhánh nhiều, sống dai. Thân và cành thường có màu tía, có lông rạp xuống. Lá mọc đối, có cuống khá dài, thuôn, hình ngọn giáo hay hình trái xoan, dài 1-5cm, có răng, có lông tơ ở cả hai mặt. Hoa nhỏ có màu tím nhạt, xếp thành 6-8 ngù tập hợp thành chùm đơn ở ngọn, ít khi phân nhánh. Cây được trỗng ở các xứ nhiệt đới và cũng được trồng phổ biến ở nước ta để lấy lá làm rau ăn như các loại rau gia vị khác. Lá và hoa hương nhu tía khi vò ra có mùi thơm của tinh dầu đinh hương. Người ta đã biết trong lá có tinh dầu mà thành phần chủ yếu gồm estragol, cineol và linalol. Ở Ấn độ, chưng cất lá bằng hơi nước, người ta thu được 0,7% tỉnh dầu có mùi mạnh của tinh dầu đinh hương và phenol. Nó chứa 71% eugenol; 20% ether metylic của eugenol và 3% carvacrol. Nó là nguồn chiết eugenol tốt. Tinh dầu hương nhu tía có tính chất kích thích và làm toát mồ hôi như các loại cây có tinh dầu khác

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÚNG QUẾ

Húng quế, Húng giổi, Rau é, É trắng - Ocimum basilicum L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây bụi nhỏ cao tới 50cm, có cành vuông. Lá mọc đối, màu lục bóng, hơi khía răng ở mép. Hoa mọc thành chùm đơn, dài đến 20cm, gồm những vòng 5-6 hoa nhỏ, màu trắng hay hồng. Quả bế tư, rời nhau, mỗi quả chứa một hạt. Cây gốc ở Ấn độ, được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi nhiệt đới, các đảo Thái bình dương. Người ta trồng Húng quế chủ yếu lấy lá làm ra ăn sống như là gia vị, kèm theo xà lách, các đĩa xào. Húng quế không thể vắng mặt trong bữa rượu thịt chó (nên còn gọi là húng chó), hoặc để trang điểm đĩa tiết canh vịt (cũng còn gọi là húng vịt).

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÚNG CHANH

Húng chanh hay Rau thơm lông, Rau thơm, Rau tần dầy lá - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. = Coleus amboinicus Lour., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo, hoá gỗ ở gốc, cao 25-75cm. Thân mọc đứng, có lông tơ hay có lông mềm. Lá có cuống, mọc đối, hình trái xoan, mép khía tai bèo, dài 5cm, phủ lông ở mặt trên, một lớp lông đơn tận cùng là một tuyến trong suốt, lấp lánh; ở mặt dưới, các lông tuyến này nhiều hơn và gân nổi rõ hơn. Hoa màu tía, nhỏ, xếp thành cụm hoa ở ngọn, dài, được tạo nên bởi các vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau, gồm 20-30 hoa. Hạt tròn màu nâu nâu, hơi có lông tơ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý, Hoa lý hay Thiên lý - Telosma cordata (Burm.f). Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. Dây leo có thân cành non hơi có lông, có nhựa mủ trắng. Lá hình tim, đầu nhọn, mép lá thường cong lên. Hoa khá to, nhiều, màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có cuống to, hơi có lông, mang nhiều tán rất sít nhau. Quả thuộc loại quả đại. Cây thiên lý được trồng ở các nước Đông dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan, Trung quốc. Âu châu, người ta đã trồng cây Thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa. Tại nước ta, Thiên lý cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình vùng đồng bằng cho leo giàn để lấy bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát dịu, hương ngát về đêm (nên còn có tên là Dạ lan hương).

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA HIÊN

Hoa hiên hay Huyên thảo - Hemerocallis fulva L., thuộc họ Hoa hiên - Hemerocallidaceae. Cây thảo sống lâu năm, có rễ củ tròn, xếp thành chùm. Lá nguyên hình dải hẹp, thường gặp xuống ở phía ngọn. Hoa to màu vàng cam, hình phễu, mọc trên một cán đài, Quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt đen bóng. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh, lấy lá và hoa làm thuốc, lấy hoa làm rau ăn. Có một loài hoa nhỏ hơn - Hemerocallis minor Mill, cũng được trồng và sử dụng như Hoa hiên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HẸ

Hẹ - Allium odorum L, thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo có thân hành nhóm thành túm, hình nón; hầu như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc; lá hẹp, dài, dày. Cụm hoa đạng tán, mo hình vẩy màu trắng; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH TÂY

Hành tây - Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo sống hai năm, có giò phình to (thường gọi là củ), có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp, hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có mầu vàng hay mầu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài, tròn, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa hợp thành một tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống trơn, phình ở giữa. Quả hạch, có màng, 2 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp. Hành tây có nguồn gốc ôn đới, nhưng sinh trưởng và phát triển củ tốt, dễ đạt năng suất cao, lại yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vị 15-25°C, mặc dù nó có thể chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10°C. Hành tây được trồng bằng hạt. Tốc độ nẩy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nẩy mầm h

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH

Hành - Allium fistulosum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo cao khoảng 0,5m, có thân hành nhỏ, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1,5cm. Lá hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, có bẹ. Cán hoa (trục của cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn, màu trắng có sọc xanh; bầu xanh nhạt. Quả nang. Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng để chế biến thức ăn. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngọn. Trong nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Từ món kho đến món xào, món canh, món chưng, món chiên, món chả, nhân bánh mặn đều có mặt hành lá. Nó chỉ đóng một vai trò phụ gia vị cho các món ăn chủ lực thêm phần thơm ngon. Hành còn được sử dụng để ăn sống, để luộc ăn và muối dưa. Món dưa Hành rất quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền, dùng chấm mắm rươi đã trở thành món ăn truyền thống ở một số nơi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - GỪNG

Gừng - Zingiber officinale Rosc., thuộc họ Gừng - Zingibebraceae. Cây thảo có thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, gần như trên cùng một mặt phẳng, mang nhiều chồi, từ đó phát ra những thân thực cao 80 đến 100cm. Lá thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30cm. Cụm hoa bông ở ngọn dày đặc hoa, có cuống dài 25cm, mọc thẳng lên; hoa vàng xanh mép tím. Quả mọng. Gừng gốc ở Ấn độ và Malaixia, hiện có mọc ở tất cả các xứ nóng. Ấn độ, Nhật bản, Úc là những nước trồng nhiều gừng để xuất khẩu. Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi, chủ yếu có nhiều ở Hải phòng (Cát bi), Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Sơn la, Lào cai.

CÂY RAU LÀM THUỐC - GIÁ ĐẬU

Giá đậu làm ra từ Đậu xanh, Đậu tương, Đậu trắng, Đậu trứng cuốc nhưng ăn ngon nhất là giá Đậu xanh. Đậu xanh đã sàng sảy để loại bỏ các hạt non, lép, chỉ chọn loại Đậu đều hết cho vào thùng hay chậu, vò hoặc đạp 15 phút, đãi sạch đất cát, ngâm nước lạnh 30 phút rồi nhặt lại. Dùng thùng ủ giá bằng đất nung hoặc bằng xi măng có vòi thoát nước, hoặc dùng thùng thiếc có đục lỗ dưới đáy. Lót đáy thùng ủ giá bằng lá cúc tần hoặc lá tre, lá chuối hay lá nhãn ... Sau đó, cho đậu xanh vào, cứ một lượt đậu lại đến một lượt lá cho đến hết. Xếp một lượt lá dày phủ kín đậu rồi cài giữ lá bằng 4 que tre chéo nhau. Sau 5 giờ cài như thế, cho giá uống nước, ngày 4-5 lần, đồng thời nới dần que cài ra, liên tục trong 3-4 ngày (nếu là mùa hè) hoặc 4-5 ngày (nếu ủ giá vào mùa đông). Hai ngày đầu, khi tưới nước, ngâm giá 5 phút, không ngâm lâu, giá mọc to đầu không còn dinh dưỡng nuôi thân, Những ngày sau, ngâm từ 20 đến 30 phút sau đó thu hoạch giá. Giá có màu trắng, mập đều, tươi là giá ngon.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐU ĐỦ

Đu đủ - Carica papaya L., thuộc họ Đụ đủ - Caricaceae. Cây có thân gỗ mềm, đễ bị gãy, thường có một ngọn, nhưng nếu ngọn chính bị gãy, thì sẽ sinh ra 3-4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy khía sâu. Đu đủ là cây đa tính; các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi đến 9-10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín mầu vàng cam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐƠN CHÂU CHẤU

Đơn châu chấu, Cuồng, Độc lực, Cẩm giảng hay Rau gai - Aralia armata (Wall.) Seem., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae. Cây nhỏ, thân mảnh, có nhiều gai cong quắp. Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có lá kèm, gồm 9-11 lá chét, phiến hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn, có răng, trên các gân cũng đều có gai nhỏ. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai quắp, có những gai tơ ở các đốt; hoa rất nhỏ. Quả hạch đen, có 5 cạnh. Do cây có nhiều gai nên mới có tên là Đơn châu chấu. Đơn châu chấu thường mọc trên các nương rẫy cũ có đất còn tốt; cũng thường gặp ở ven bìa rừng ẩm nhiều tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh Tây nguyên.