Chuyển đến nội dung chính

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ ĐIỀU TRỊ

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DANH MỤC MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG  VÀ ĐIỀU TRỊ

DANH MỤC MỘT SỐ CHỨNG BỆNH THÔNG THƯỜNG
VÀ CÁC LOÀI CÂY DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ
______________________________

Trong danh mục này chúng tôi không nêu lên các bệnh hiểm nghèo mà chúng ta cẦn tìm đến Y, Bác sĩ để điều trị. Tuy vậy cũng có một số bệnh, do điều kiện ở xa bệnh viện, chúng ta có thể tự tìm lấy thuốc để dùng nhằm tiết kiệm được công sức, thời gian đi lại và tiền của.

Có những bệnh tuy là nhẹ, nhưng kéo dài mãn tính thì cũng cần tìm đến các thây thuốc, và tốt nhất là nên chữa từ đầu đừng để bệnh nặng sẽ khó chữa.

Đối với mỗi bệnh, chúng tôi chỉ dẫn các cây có thể dùng để điểu trị, những cây điều trị có kết quả nhất thường được nêu lên trước tiên, tuy nhiên sự sắp xếp cũng không tuyệt đối, bởi vì có những cây được xem là ít hiệu nghiệm lại có thể điều trị tốt trong một số trường hợp khác.

Đối với các dạng sử dụng cây thuốc, chúng tôi đã nêu ở phần đại cương, ở đây chỉ nêu lên một số chỉ dẫn phụ. Cần chú ý là về liều dùng các hỗn hợp thuốc (giữa nhiều loại cây chữa bệnh), nên chú ý đến tỷ lệ và liều lượng do tác động phối hơp của chúng, có khi cần gia giảm thêm cho phù hợp với bệnh chứng.

Để tiện sử dụng, chúng tôi sắp xếp các chứng bệnh theo vần chữ Việt:

1. An thần: Dùng các loại thuốc dịu thần kinh như Sen (hoa nhị, hạt), củ Bình vôi, Lạc tiên, Mắc cỡ, Sâm đại hành, Súng, Vông nem, lá non cây Điều.

2. Ăn uống không tiêu: Dùng thân rễ cây Địa liền sắc nước uống.

3. Bạch đới, khí hư (còn gọi là Huyết trắng): Để uống nên dùng Bạc sao, phối hợp với Dền gai, Hà thủ ô trắng, Ké hoa đào, Mướp đắng, rau Má. Hoặc dùng một bó lớn rau Om phơi khô sắc nước uống thay trà.

Để rửa, nên dùng lá Vông nem (10 lá), Trầu không (5 lá), Phèn phi (2 thìa cà phê) nấu sôi để nguội và rửa buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc dùng bột Nghệ (30g), Phèn phi (20g), Hàn the (20g) và 1 lít rưỡi nước nấu sôi 15 phút, bỏ bã, lấy nước để nguội. Cũng dùng rửa buổi tối trước khi đi ngủ.

4. Băng huyết (sau khi sinh hoặc sẩy, nhau đã ra mà máu còn chảy nhiều): Dùng các loại thuốc cầm máu, Có thể dùng các bài thuốc sau:

- Ngải cứu (10g), cỏ Mực (10g), muối (1 thìa cà phê) giã nát vắt lấy nước uống.

- Cỏ Mực (20g), Ngải cứu (5g), lá Trắc bá (6g) tất cả đều sao đen, thêm 1 thìa con nhọ chảo tán nhỏ, sắc với 300ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.

- Hoặc dùng lá Huyết dụ, phối hợp với buồng Cau điếc, rễ cỏ Tranh, cỏ Gừng sắc nước uống.

5. Bế kinh: Xem kinh bế.

6. Bí đái: Trẻ em bí đái, lấy 1 cái gương sen (tươi hay khô đều được), để nước nấu cho đặc, chọ uống nong nóng.

7. Bị thương chảy máu: Dùng các loại Cây cầm máu vết thương như Đại bi, rau Dừa nước, Chùm ruột, Mảnh cộng, Sống đời.

8. Bị thương sưng đau: Dùng cỏ Xước, Bỏng nước.

9. Bong gân, trật khớp: Sau khi nắn cho khớp trở về vị trí bình thường, thì cố định và xoa bóp, rồi dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc dịu để bó như Nghệ, Ngải cứu, lá Bưởi, lá Đại, Lức với liều bằng nhau, rửa sạch, giã nhỏ, pha thêm ít rượu, bó vào chỗ bị thương ngày 1 lần.

Hoặc dùng 1 củ Nghệ thái mỏng, giã nát, cùng với cơm nóng chườm vào chỗ đau làm 3 lần trong ngày. Hoặc dùng Hành và muối giã nát đắp vào chỗ đau băng lại, ngày thay băng 1 lần.

Nếu có điều kiện, dùng rễ Si (15g), búp Bàng (1 nắm) sao lên rồi sắc uống.

10. Bỏng lửa, bỏng nước: Trong trường hợp bỏng kín, nếu bỏng nhẹ, dùng các loại cây có tanin sẽ làm giảm đau và kích thích ra sẹo, Nếu bỏng nặng thì lại không nên dùng các loại thuốc có tanin vì chúng có thể tạo thành một lớp bể mặt không thấm nước, dưới đó các vi sinh vật có thể phát triển và tiết chất độc. Nếu bị bỏng nặng thì nên đem đi bệnh viện.

Trong trường hợp bỏng nhẹ, có thể dùng Gừng giã nhỏ, vắt lấy nước xoa vào chỗ bỏng và đắp xác vào vết bỏng. Hoặc dùng Gừng sống, Vôi tôi, tùy theo vết bỏng to, nhỏ, giã nát Gừng rồi trộn đều với Vôi (2 thứ bằng nhau) thành một thứ hồ loãng bôi vào vết bỏng. Hoặc dùng Bí rợ giã nát đắp.

Hoặc dùng lá Sống đời (3,4 lá vừa đủ dùng) đem giã nhỏ, tẩm bông đắp hoặc đắp trực tiếp sẽ dịu đau rát, chống phồng da. Hoặc dùng hột Nhãn, Muống biển phơi khô, đâm nhỏ, ngâm với mật ong, bôi lên vết thương. Cũng dùng vỏ cây và vỏ quả Nhãn nấu cao bôi. Hoặc dùng nhựa Sung, mủ Mù u để bôi.

11. Bổ huyết, bồi bổ cơ thể: Có thể dùng nhiều loại cây như Dâu (quả), Đinh lăng (rễ), Nhãn (áo hạt), Ô môi (quả), Sộp (quả), Sữa (vỏ cây), Tanh tách (rễ), Tầm sét (củ), Ý dĩ (hạt).

- Dùng vỏ rễ Định lăng, mỗi ngày 5g tán bột sắc uống hay ngâm rượu uống.

- Hạt Sen, Đậu ván trắng nầu chè ăn liên tục 5 - 7 ngày (dùng cho trường hợp suy nhược mất, ngủ).

12. Bụng trướng đầy: Cau (vỏ), Bạc hà, cỏ Mần trầu, É lớn tròng, Riềng, Tỏi dùng riêng hay phối hợp. Hoặc dùng rễ Duối sắc uống cho thông tiểu.

13. Cảm cúm: Đề trị cảm cúm nói chung, có thể dùng:

- Nghệ 16g (3 nhúm), khoai lang khô một nắm, giấm thanh 1⁄2 chén tất cả đổ vào 2 chén nước sắc lấy 1 chén uống khi thuốc còn nóng.

- Hoặc lấy Gừng tươiKhoai lang khô (từ 7 đến 9 lát) bỏ thêm một ít muối. Để thêm 2 chén nước, sắc uống nóng.

- Hoặc dùng nồi xông trong đó có lá Tre, lá Chanh, lá Sả, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, lá Bưởi.

14. Cảm lạnh: Dùng các loại cây có tinh dầu, vị cay nóng để làm ra mồ hôi. Có thể dùng cháo giải cảm, thuốc xông và thuốc để uống.

- Cháo giải cảm: lá Tía Tô, Hành thái nhỏ đặt vào bát, rồi đổ cháo nóng lên trên, cho thêm ít muối và ăn nóng. Cho thêm lòng đỏ trứng gà càng tốt.

- Để xông, dùng các loại lá Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Sả, Lức, Bưởi, Chanh, Bạch đàn, Hương nhu, É lớn tròng, cỏ Cú, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, đun sôi rồi xông trong 5 – 10 phút, xong lau mồ hôi mặc áo ngay rồi nằm nghỉ.

- Để uống, có thể dùng Tía tô (15g), Kinh giới, Hương nhu, vỏ Quít, Đại bi mỗi thứ 10g, Gừng tươi 3 lát, cho vào 300ml nước, đun sôi 10 - 15 phút, chiết lấy nước uống nóng và đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

- Hoặc dùng Gừng tươi 1 củ, gọt sạch, giã nát, hòa với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần.

Hoặc dùng cỏ Cú (10g), Hành tươi (12g), Cam thảo (4g), Tía tô (10g) vỏ Quít (10g), Gừng (3 lát) sắc uống trong 3 ngày liền, mỗi ngày 1 thang.

Khi bị cảm lạnh, đau bụng ói mửa, dùng củ Sả, vỏ Quít khô, hột Tiêu, củ Riềng, mỗi thứ 1 nhúm, đâm nhỏ, cho vào 1 cái bát hay tô lớn, đổ nước sôi vào, đậy lại. Chờ cho thuốc ra, đem uống nóng.

15. Cảm sốt, cảm nóng: Dùng các vị thuốc cay, mát để giải cảm bằng cách xoa, uống và ăn.

- Để xoa, lấy 1 nắm lá Húng chanh trộn với ít rượu hoặc giấm mà xoa khắp người.

- Để uống, có thể dùng 12 - 14g Tía tô tươi sắc với 200ml nước lấy 100ml uống nóng, đắp chăn cho ra mô hôi.

Hoặc dùng Hoắc hương (6-12g) dùng riêng hoặc phối hợp với Gừng tươi lùi (1 củ) sắc uống.

Hoặc dùng bạc bà (8g), Kinh giới (8g), Cam thảo đất (12g), lá Tre (16g), Kim ngân (16g) rửa sạch, cho vào ấm, sắc lấy nước uống khi còn nóng. Hoặc dùng Bạc hà (20g), lá Cối xay (40g), Cam thảo đất (20g), Cúc chỉ thiên tươi (40g), Gừng tươi (3 lát) sắc uống chia làm 2 lần trong ngày, uống khi còn nóng.

Hoặc dùng Bạc hà, Cam thảo đất, cỏ Mần trầu, Cối xay, Dâu tằm (lá) mỗi thứ 10g sắc uống liền trong 3 ngày.

Hoặc dùng Kinh giới (20g), Tía tô (20g), Cối xay (20g), lá Tre (20g), Bạc hà (40g) làm bột hoặc viên uống, ngày 2 – 3 viên, mỗi lần 3 - 4g,nếu có điều kiện, dùng Sắn dây, Bạch chỉ, Địa liền, làm bột hoặc viên uống.

Để ăn, dùng Đậu xanh cả vỏ (50g), lá Tía tô (12g), lá Dâu non (16g). Nấu đậu xanh chín, thêm ít gạo nấu cho nhừ. Thái nhỏ lá Tía tôlá Dâu, cho vào chảo để sôi 5-10 phút. Dùng ăn nguội.

Để trị cảm nóng mê sảng, hái một nắm đọt Gòn, đâm thật nhuyễn, đổ giấm vào trộn cho đều, đem đắp lên ngực ngay trái tim, thì hết mê sảng. Khi hơi nóng rút bớt đi, cứ trộn thêm đọt Gòn với giấm đắp thêm thì hết nóng.

16. Cảm nắng: Nên giữ bệnh nhân ở chỗ mát, thoáng khí, lau bằng nước mát, rồi cho uống nước muối hoặc nước Chanh muối.

Có thể dùng các loại thuốc sau:

- Lá Hương nhụ 1 nắm giã nát, thêm nước vắt uống 1 ly đặc.

- Gừng già 1 củ đem rang cháy đen, để nguội, tán bột, hòa nước vắt uống.

- Rau má tươi 12g, lá Hương nhu 16g, lá Tre 12g, củ Sắn dây 12g sắc uống 1 lần, Hoặc dùng Hương nhu, hạt Đậu ván, củ sắn dây với ít lá Gừng tươi sắc uống hoặc làm bột uống.

- Lá Hương nhu tượi 25g, dây Đậu ván 20g, Cam thảo đất tươi 15g, giã sơ qua, vắt nước uống hoặc sắc uống.

- Hoặc dùng lá Dâu tằm, hương nhu, hoắc hương nấu nước uống. Nếu bệnh nhân vật ngã ra mêm man, dùng lá Bạc hà tươi 1 nắm (độ 50 lá) giã nhỏ, vắt độ 30ml nước cho uống, hoặc dùng 6g Bạc hà khô nấu sôi cho uống độ 40ml.

Trong trường hợp cảm nắng, khát nước, có thể dùng Đậu ván trắng tán bột uống hay sắc nước uống.

17. Cảm mạo 4 mùa: Tuỳ theo nóng hay lạnh mà dùng thuốc như trên. Có thể dùng Hương nhu tán nhỏ, mỗi lần 8g bột pha với nước sôi hoặc dùng rượu hâm nóng chiêu thuốc. Ra mồ hôi là khỏi.

Cảm thương hàn (nóng mê man, nằm lì bì, miệng môi khô, khát nước, mất ngủ, nói nhảm): Lấy 1 củ Hành ta, 1 củ Gừng. Hai thứ giã nhỏ trộn với 1⁄2 chén nước tiểu trẻ con khỏe mạnh (đồng tiện). Cho vào nồi đất, đốt cho nóng sôi, gạn lấy nước nguội đổ vào miệng, còn bã đắp trên rốn. Trong 5 – 6 phút là hồi tỉnh.

18. Cầm máu vết thương: Chảy máu có nhiều loại, như chảy máu trong cơ thể, chảy máu ở mao mạch, chảy máu tĩnh mạch, chảy máu động mạch. Ở đây chỉ nêu lên một số phương pháp cầm máu và chữa vết thương mạch máu bằng cây thuốc thường gặp hoặc đễ tìm kiếm:

- Cỏ Mực 40g, lá Phèn đen hoặc lá Huyết dụ 15g giã tươi vắt lấy nước uống hoặc cây khô sắc lấy nước uống. Khi cần có thể dùng riêng cỏ Mực cũng được.

Canh lá Ba dót 10 - 15g hãm hoặc sắc uống, có thể dùng lá tươi giã đắp.

- Để đắp có thể dùng: Búp Cau 1 phần, lá Trầu lươn (loại lá bò sát đất) 1 phần, lá Chuối tiêu đốt ra than 1⁄2 phần. Tùy vết thương to, nhỏ, với tỷ lệ trên, dùng nhiều, ít cho đủ. Hai thứ lá giã nát. Trộn nghiền chung với than lá Chuối. Đắp vào vết thương 1 lớp dày 2 - 3cm, rồi băng lại, sau 2 - 3 ngày mới thay băng 1 lần, thay thuốc khác. Hoặc dùng cỏ Cú 1 nắm tươi giã nhỏ, mịn, dùng tuỳ theo vết thương, đắp vừa cầm máu, vừa liền da sớm. Sau 3 ngày lại thay băng đắp 1 lần nữa.

- Nếu bị chấn thương đo kim khí, gai tre, gỗ, dùng lá Sen đốt ra than, nghiền nhỏ mịn 4 phần, vôi tôi nung đỏ 1 phần. Hai thứ trộn đều thành bột, dùng rắc lên vết thương rồi băng lại.

19. Chảy máu cam: Ra máu cam do va chạm vào mũi, do sốt phát ban, sốt thương hàn, huyết áp cao, bệnh xơ gan tiến triển, bệnh tim, phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt hoặc ở tuổi dậy thì, hoặc ở tuổi sắp hết kinh nguyệt. Có thể dùng:

- Ngó Sen 100g, rễ có Tranh 100g, thái nhỏ, sao khô, Cam thảo đất hoặc Rau má 100g để tượi. Sắc uống ngày 1 thang. Tuỳ theo bệnh trạng mà dùng 5 - 10 thang.

- Nhánh củ Nghệ tán bột mịn 50g, mỗi lần dùng 6 - 8g chiêu với nước sôi để nguội. Ngày dùng 2 lần, liên tiếp trong 3 - 7 ngày.

- Rau má tươi hoặc lá Hương nhu tía 100g giã nhỏ, vắt nước uống từ 3 đến 10 ngày trong mỗi đợt.

- Dùng quả, vỏ rễ Danh dành sắc nước uống.

- Lấy lá Bạc hà và mềm, nhét vào lổ mũi hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cốt nhỏ vào lỗ mũi.

- Bạc hà, rau Má, cỏ Mực, ba thứ bằng nhau, đâm nhỏ, hòa với 1 ly nước tiểu trẻ con mạnh khỏe mà uống. Có xác thì nhét vào lổ mũi sẽ cầm máu ngay.

20. Chấn thương: Khi có vết thương phần mềm do bom đạn, đụng giập, không đứt mạch máu lớn:

- Cầm máu: Nõn Chuối tiêu còn nhỏ, bỏ bẹ ngoài, lấy nõn to 3 - 4cm giã nhỏ, băng và đắp lại. Hoặc dùng phấn Cau 40g, Bồ hóng 20g giã nhỏ, trộn đều, rắc vào vết thương.

- Rửa vết thương sau khi đã cầm máu được 2 giờ. Dùng lá Trầu không tươi 40g rửa sạch, pha 2 lít nước đun sôi 15 phút, để nguội rồi lọc. Cho 2g Phèn phi vào nước lọc trên, đánh tan. Khi dùng, dội nước thuốc này lên vết thương, rồi dùng bông sạch lau khẽ.

- Thuốc băng: Dùng Rau Má giã giập đắp vào vết thương, băng lại, ngày thay băng 1 lần.


- Dùng lá Trầu không phơi khô trong râm, tán nhỏ thành bột mịn, rửa mụn chốc bằng nước muối sinh lý, lấy bông thấm khô rồi bôi lên trên một lớp dầu cám rỗi rắc lên một lớp bột lá Trầu không; kết quả khỏi rất nhanh.

22. Cổ họng sưng đau: Vỏ cây Điều sắc nước uống.

23. Cúm: Cúm là bệnh truyền nhiễm. Triệu chứng giống cảm mạo, nhưng nặng hơn, sốt đột ngột, mệt mỏi nhiều, đau nhức lựng và chân tay, chảy nước mũi. Cách chữa cũng như Cảm mạo. Nếu nặng, có thể có biến chứng viêm phổi hoặc chảy máu mắt, cần đưa tới bệnh viện để điều trị.

24. Dày da bụng: Dùng vỏ quả Cau nấu nước uống.

25. Di mộng hoạt tinh: Dùng Sen, Súng, Tơ hồng, Trâu cổ.

26. Dị ứng do ăn uống: Vỏ rễ Dâu sao vàng sắc nước uống.

27. Đái buốt: Dùng cỏ Tranh, Cối xay, Gai, rau Dừa nước. Đái buốt ra máu, dùng Bòng bong sắc uống, có thể phối hợp với cỏ Tranh, râu Ngô.

28. Đái đục: Dùng dây lá rau Dừa nước phơi khô sắc nước uống, có thể phối hợp với dây Tơ hồng, hoặc dùng cành Dâu, củ Dứa dại, rau Dừa nước nấu nước uống.

29. Đài đường: Chỉ có thể điều trị bằng những loại thuốc đặc hiệu như insulin và một số loại thuốc tổng hợp trị đái đường. Có những cây thuốc dùng được để giảm nhẹ bệnh như Dừa cạn, Mướp đắng (dây, lá) nấu nước uống.

- Trong kháng chiến, ở Cần Thơ đã dùng: Vỏ con Sam (đốt cháy) 20g cây Vú sữa (sao vàng) 20g nấu nước uống mỗi bữa hàng ngày như uống nước trà.

Cú Khóm (Dứa) đào lên, lấy gốc và rễ cho nhiều, rửa sạch, xát mỏng, phơi khô, rồi đem sao vàng, khứ thổ, để lâu dùng nhiều ngày. Mỗi ngày hết 1 nắm lớn, sắc 3 chén còn 8 phần. Xác còn lại nấu ninh, làm nước trà uống trong ngày. Uống nhiều ngày liên tục, bệnh giảm dần. Phải kiêng ky cá tanh, cua tôm, đầu, mỡ, rượu, đồ lạnh, đồ sống.

- Có người dùng dạ dày heo nấu với Hành, Đậu xị mà ăn.

30. Đái ra dưỡng trấp: Dùng rau Dừa nước phơi khô sắc nước uống.

31. Đái ra máu: Da viêm hoặc sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo, viêm thận chảy máu, lao thận hay bệnh đường tiểu tiện:

- Dùng Đơn lá đỏ, Mã đề, rau Dừa nước, Huyết dụ phối hợp sắc nước uống.

- Hoặc dùng Mã đề, Ích mẫu, Ngải cứu, rễ cỏ Tranhhạt Dành dành (sao đen) sắc nước uống.

- Niệu và sỏi, viêm bàng quang, bệnh lậu mà đái ra máu thì dùng lá Vẩy rồng hay dây Tam phỏng 40g, rễ cỏ Tranh 20g, Mã để 15g, lá Tre hay cỏ Bắc đến 4g dùng tươi hay khô sắc nước uống ngày dùng 1 lít đến 1,5 lít,

Khi không có lá Vẩy Rồng hay Tam phỏng, dùng Dế dũi đem sao qua, thay vào, được càng nhiều càng tốt.

32. Đái gắt: Hương nhu, Mã đề, Gai, rau Dừa nước, rau Má, lá rau Muống dùng riêng hay phối hợp sắc nước uống.

33. Đái tháo: Chất gôm từ thân cây Gòn hòa nước uống. Để chữa đái tháo đường, người ta dùng rễ cây Hoa phấn sắc nước uống (40 - 80g tươi hoặc 20 - 40g khô).

34. Đau bụng đi ỉa lỏng: Dùng rau Má rửa sạch, thêm ít muối, độ 1 nhúm, nhai sống. Có thể dùng Riềng tán bột uống hoặc sắc uống.

35. Đau bụng kinh: Có thể dùng cỏ Cú, Ngải cứu, Ích mẫu, rau Má, Nghể răm. Nếu đau bụng trước khi có kinh, dùng cỏ Cú 40g, Ngải cứu phơi khô 40g, Nghệ tím tẩm giấm sao vàng 40g sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Nếu đau bụng đang lúc có kinh, dùng Rau Má mới chớm ra hoa, phơi khô tán bột uống 4g uống 1 lần vào buổi sáng, lúc bụng đói.

36. Đau bụng lạnh dạ: Do ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau hông, dùng Đại bi, Riềng, Cúc tần hay Lức, Nghệ vàng, vỏ Quít, Ô Dược sắc nước uống, dùng riêng hay phối hợp.

37. Đau bụng nôn mửa: Củ Chóc, Hồ tiêu, Hoắc hương, Riềng, É lớn tròng dùng riêng hay phối hợp.

38. Đau dạ dày (Đau bao tử): Ta thường dùng Nghệ, cỏ Cú, Hoắc hương, Cách, cỏ Mực, É lớn tròng...

Trong trường hợp chảy máu, có thể dùng Nghệ vàng, cỏ Mực (sao đen) tán bột luyện với mật heo làm viên uống.

Nếu đầy bụng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua, thường đau vào lúc nhất định trong ngày, thì dùng: Vỏ Quít khô 13g, cỏ Cú 10g, Bồ công anh 10g, Khổ sâm 12g, Ngải cứu 8g, Nghệ vàng 10g, sắc nước uống, hoặc làm bột uống ngày 10 - 12g chia ra làm 2 lần. Hoặc có thể dùng cành Tía tô 20g, hạt Sa nhân sao qua 12g, cỏ Cú sao gừng, hoặc Hoắc hương 10g, vỏ Quít 15g, Mía chế nhỏ 1 đốt, mai Mực 12g, vỏ Sò 12g sắc nước uống, lấy 200ml chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.

Hoặc dùng dây lá Dạ cẩm (cây loét mồm) 30g, vỏ quít 4g, cam thảo dây 10g sắc uống như trên, liên tục 20 - 30 ngày.

Nếu đau dạ dày lâu ngày, cơ thể suy nhược, sợ lạnh, ợ nước miếng nhiều, dùng Bố chính sâm 12g, Hoài sơn 12g, Thổ phục linh 10g, Trần bì 10g, Đỗ đen sao 20g, Nghệ 12g, mật ong hoặc đường 10g làm thuốc hoàn, ngày uống 10 - 20g.

39. Đau dây thần kinh tọa: Dùng các thuốc giảm đau, chuyển máu, chống co thắt. Y học cổ truyền dùng các loại thuốc khu phong, hoạt huyết, trừ thấp.

Có thể dùng Thổ phục linh 12g, Lá Lốt 10g, Thiên niên kiện 12g, cành Dâu 12g, cỏ Xước hay Ngưu tất 12g, Cà gai leo 10g, Đậu đen sao 10g, Sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang trong 3 - 5 ngày liên.

40. Đau đầu, buốt óc, ù tai, đau hai bên thái dương: Dùng các loài cây thuốc giảm đau, chống co thắt như Bạc hà, Cỏ Cú, Cúc áo hoa vàng, Cúc hoa vàng, É lớn tròng, Húng quế, Kinh giới. Dùng riêng hoặc phối hợp giã đắp vào trán và sắc nước uống.

- Hoặc dùng nhựa Duối, nhựa Sung phết váo giấy mềm dán vào hai bên thái dương.

41. Đau lưng mỏi gối: Dùng cỏ Xước, Gấc, Nhàu nước, Ô môi, Súng, Tơ hồng, Trâu cổ sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

- Hoặc dùng Mướp gai sắc nước uống.

- Trường hợp đau lưng. nhức xương hay đau lưng do phong thấp, dùng Ngũ gia bì chân chim sắc nước uống.

42. Đau mắt: Các bệnh về mắt cần được khám cẩn thận và nhờ thầy thuốc ở bệnh viện điều trị cho. Cũng có một số loài cây thường được dùng tươi giã đắp, hoặc rửa mắt.

- Nếu đau mắt đỏ, có thể dùng nước trà tươi để rửa hoặc lấy cây Chó đẻ răng cưa, lá Sống đời giã đắp, hoặc dùng hạt Muồng ngủ, hạt và cây Mã đề sắc nước uống. Cúc hoa vàng, lá Dành dành cũng thường được dùng.

- Nếu mắt bị nhiễm trùng gây mủ xanh, dùng lá Diếp cá rửa sạch, giã nát với lòng trắng trứng gà để đắp.

43. Đau răng: Đề trị bệnh về răng, ta dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.

Các loại cây như Cóc kèn, Duối, lá Lốt, cây Sữa, Thuốc giòi, Trầu không có thể giúp chữa đau răng.

- Nếu lợi răng phồng lên, có thể nhai lá Cải soong. Nếu răng bị sâu, dùng một miếng bông đã tẩm dung dịch Bạc hà ngâm trong cồn 90°, đặt vào chỗ lõm răng sâu.

- Hoặc dùng hoa Cúc áo hoa vàng tán nhỏ, ngâm rượu ngậm hoặc giã với muối ngậm.

- Nhức răng, dùng 1 nắm Bồ công anh sắc với 2 chén nước còn 1⁄2 chén, để thật nguội mà ngậm sẽ hết nhức.

- Hoặc dùng Ké đầu ngựa nấu thành cao uống và xoa chữa đau răng, răng lung lay. Hoặc dùng vỏ cây hay vỏ quả Nhãn đốt tán bột rắc.

44. Đau xương: Cốt khí củ, củ Chìa vôi, Hà thủ ô trắng ngâm rượu uống.

45. Điều hòa nhịp tim: Dùng Thùy xương hồ.

46. Điều kinh: Xem kinh nguyệt không đều.

47. Đinh râu: Chó đẻ răng cưa, hoặc rau Sam giã đắp.

48. Động thai: Khi có mang, lao động quá nặng hoặc bị ngã, đau bụng dưới âm ỉ hoặc có ra ít máu, cần nghỉ ngơi.

- Dùng củ gai 16g, Ngải cứu 12g, sao qua sắc nước uống 1 lần.

- Hoặc củ và rễ Gai 30g, Ngải cứu 30g, Ích mẫu 30g, cành Tía tô 20g sắc nước uống 1 lần trong ngày.

- Hoặc Ngải cứu, Tía tô mỗi vị 10g sắc nước uống 1 lần. Ngày uống 2 - 3 lần. Khi cần có thể giã tươi vắt nước uống.

49. Đau sưng: Dùng Đơn, gối hạc, Đơn lá đỏ, Sống đời,

50. Eczema: Dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã đắp.

51. Ghẻ: Kết hợp nhiêu phương pháp tắm, xoa ngoài và uống trong.

- Dùng Trầu không lẫn với Phèn chua nấu nước tắm, Hoặc dùng đọt Ổi, lá Ổi, thêm muối nấu nước tắm.

- Để xoa, dùng dầu Mù u hay nhân hạt Mù u giã nhỏ, trộn với ít vôi, nấu sôi, để nguội, ngày bôi 2 - 3 lần.

Hoặc dùng rễ Kiến cò, rễ Muồng trâu ngâm với rượu 40° trong 3 - 5 ngày theo tỷ lệ 20%, bôi lên chỗ ghẻ.

- Để uống trong, dùng lá Dâu 12g, Cúc chỉ thiên 12g, Cam thảo đất 20g, sắc nước uống.

Hoặc dùng Muồng trâu, Ké đầu ngựa, mỗi thứ 50g, cỏ Mần trầu, cỏ Mực mỗi thứ 100g sắc nước uống 2 lần.

Hoặc dùng cỏ Cứt lợn, cây Vòi voi, Cam thảo đất, Sài đất, mỗi thứ 100g sắc uống.

52. Giải độc cơ thể: Khi thấy nước tiểu vàng sậm, dùng cỏ Xước, Ké đầu ngựa, Mã đề, Bìm bìm, Nhân trần phối hợp sắc uống.

53. Giải khát: Dùng quả Dâu tằmquả Me làm xirô uống. Hoặc dùng nước Dừa tươi uống.

Giải nhiệt hay muốn cho ra mồ hôi, dùng Cam thảo dây, cỏ Mần trầu, Mướp đắng, rau Má sắc nước uống.

Muốn làm cho mát trong người, dùng Đậu xị, Đậu đen, vỏ rễ Dâu, Cam thảo nam, cỏ Mực nấu uống.


Để trị giun đũa, dùng 100g hạt Keo giậu giã rang đòn, tán bột, chia làm 3 phần, uống mỗi ngày 1 phần vào buổi sáng lúc đói, uống liền 3 ngày. Trẻ em uống liều thấp hơn.

- Hoặc dùng hạt Bí rợ nghiền ra ăn với mật ong.

- Hoặc dùng 1 nắm rễ Ý dĩ, 1 nắm rễ Cam, đổ vào 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống buổi sáng bụng còn đói, cứ uống liền 4 - 5 buổi sáng, giun sẽ ra hết. Hàng ngày dùng thêm Tỏi ngâm rượu uống cho nó tiêu hết trứng giun mới khỏi hẳn.

- Hoặc dùng nhân hạt Dây giun đã bóc vỏ rang ăn hoặc sắc uống; ngày dùng 6 - 12g, liên tiếp trong 3 ngày.

- Để trị giun kim, dùng Mơ tam thể, rau Má giã nát lấy nước uống liên tiếp 3 - 5 ngày.

- Hoặc dùng lá Mãng cầu ta (Na) sắc nước đặc cho vào chậu và ngâm đít vào buổi tối, lúc mà giun kim hay bò ra (8 - 9 giờ tối trở đi).

55. Hắc lào: Dùng các thuốc chống ký sinh trùng.

- Lá Muồng trâu 50g, lá Ô môi 5g đâm nhỏ, ngâm với 1 chén xăng hay dầu hỏa trong 1 ngày, lọc lấy dầu để bôi ngày 2- 3 lần sau khi đã rửa sạch chỗ đau.

- Rễ Kiến cò đâm nhỏ ngâm với dầu hỏa hoặc xăng, rượu hay giấm trong một tuần, lấy nước bôi liên tiếp trong 5 – 10 ngày, mỗi ngày bôi nhiều lần.

- Vô thân hay rễ Muồng trâu 100g giã nát rồi ngâm rượu bôi.

- Lá lốtlá Muồng trâu, mỗi thứ 50g giã nát lấy nước bôi.

- Lá Muồng trâurau Răm đốt cháy thành tro, tán nhỏ hòa với dầu Dừa rồi bôi.

56. Hậu bối: Nhọt mọc ở sau lưng và gáy (cổ) có nhiều ngòi rễ ăn sâu, thường có biến chứng nguy hiểm có thể chết người.

Khi nhọt mới mọc, nên sớm chữa ngay.

- Dùng củ Chuối tiêu 2 phần, lá phù dung 1 phần, lá Vòi voi 1 phần và một ít muối ăn. Bốn thứ đâm nhỏ, đắp vào.

Nên uống thêm toa căn bản để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

57. Hen: Bệnh này có thể có những nguyên nhân rất khác nhau. Khó có thể dùng cây cỏ để chữa dứt được mà chỉ góp phần hạn chế sự tiến triển. Nhân dân ta cũng thường dùng lá Cà độc dược làm thuốc cuốn hút như thuốc lá. Cũng có thể dùng các cây thuốc làm se, thuốc đắng và thuốc có tinh dầu như củ Chóc, Tía tô, cỏ Sữa, Ô rô nước, Tỏi... làm thuốc uống riêng hoặc phối hợp. Bèo cái cũng thường dùng lấy nước uống.

58. Ho: Có nhiều thể trạng khác nhau. Khó có thể dùng cây cỏ để giải quyết tất cả các thể trạng. Nhưng có những vị thuốc làm dịu, làm mềm, giảm ho: Cam thảo dây, cỏ Chân vịt, cỏ Sữa, Cóc kèn, vỏ Rễ Dâu, Đậu săng, Địa liền, Hoắc hương, Húng quế, Mạch môn, Ô rô nước, Rẻ quạt, Sâm đại hành, Thuốc Giòi, Trâu cổ.

Thông thường có thể dùng Húng chanh 5 - 20 lá nhai với 1 ít muối, nuốt nước dần dần, mỗi lần 5 - 7 lá, ngày 3 - 4 lần hoặc lấy 20 lá tươi giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước cốt thêm đường hoặc muối rồi uống làm 2 lần.

- Hoặc dùng Sâm đại hành thái lát phơi khô hãm nước uống thay trà hàng ngày. Hoặc dùng Rẻ quạt giã với vài hạt muối lấy nước ngậm.

- Hoặc dùng Rẻ quạtHúng chanh, mỗi vị 20g nấu thành cao lỏng, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.

Nếu ho có đờm, dùng củ Sả 12g, một quả Chanh và ¼ thìa cà phê muối giã chung, vắt nước uống, ngày 2 lần.

Hoặc dùng bột khô mịn củ Chóc (Bán hạ) 100g, Gừng tươi vừa đủ. Đem giã, Gừng vắt nước, tẩm với bột củ Chóc làm viên như hạt bắp phơi hay sấy khô, mỗi lần uống 6 - 10 viên, ngày dùng 3 lần.

Hoặc dùng Nghệ bột 100g, trộn với Mật ong làm viên như hạt tiêu, mỗi lần uống 5 - 10 viên, ngày 3 lần.

Hoặc dùng vỏ Quít khô 8 - 12g, Thủy xương bồ 10 - 12g, củ Sả 10 - 12g, và 3 - 5 lát Gừng tươi giã chung, thêm nước vắt uống ngày 2 - 3 lần. Có thể thêm thuốc giòi.

Hoặc dùng cành, lá cỏ Chân vịt giã nát, thêm nước đun sôi để nguội súc miệng chữa viêm họng, hoặc sắc uống chữa ho, ho gió và có đờm.

- Nếu ho không có đờm, dùng Tía tô, Bạc hà mỗi thứ 1 nắm nhỏ (25g) với 1 quả Chanh, thêm 3 thìa cà phê đường cho vào bát, chưng cách thủy mà uống, ngày dùng 2 lần.

Hoặc dùng lá Hẹ 12g xắt nhỏ, Chanh 1 quả xắt lát mỏng và Gừng tươi 3 lát cho vào bát chưng cách thủy độ 1 giờ và uống ấm, ngày dùng 2 lần.

Hoặc dùng lá Húng chanh, lá xương sống, lá Hẹ nấu đường mà ngậm.

59. Ho gà: Dùng cỏ Sữa 25g, Hoa hồng 10 cái: đường phèn hay đường cát 3 thìa cà phê đem chưng cách thủy trong 30 phút, để nguội uống.

- Hoặc dùng lá Chanh non 10 lá, hoa cây Khế 1 chùm, hoa Hồng 10 cái, đường phèn hoặc đường cát 3 thìa. Chặt nhỏ thuốc rang vàng, đem chưng cách thủy 30 phút, lọc lấy nước uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Hoặc dùng Cà gai leo phối hợp với lá Chanh sắc nước uống.

60. Ho lâu năm: Vỏ rễ Dâuvỏ Rễ Chanh mỗi thứ 10g sắc uống ngày 2 lần, mỗi lần độ 100ml.

61. Ho ra máu: Phần lớn do lao phổi, viêm phổi, phế nang và khí quản. Dùng Ngó sen hoặc lá Sen non 20g, rễ cỏ Tranh 25g, dây Trâu cổ (hoặc củ Tóc tiên) 15g, cỏ Mực 25g, sắc uống nhiều lần trong ngày.

- Hoặc dùng vỏ cành Dâu 600g ngâm nước vo gạo 3 đêm, tước nhỏ, sao vàng với 250g gạo nếp, tán nhỏ, trộn đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 8g.

- Hoặc dùng lá, rễ khô cây Huyết dụ, phối hợp với Trắc bá, Thài lài tía sao đen, sắc nước uống.

62. Hoàng đản (sốt vàng da, mật): Dùng rễ cỏ Tranh sắc nước uống.

Hoặc dùng lá Bồ ngót, Đậu ván trắng hoặc Bóng nước giã tươi lấy nước uống.

63. Họng sưng, Họng mọc nấm: Dùng thân vỏ Chùm ruột sắc đặc hoặc nấu cao lỏng uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.

64. Hỏi hộp hoảng hốt: Dùng Tâm sen sắc uống.

65. Huyết áp: Hầu hết các loại cây điều trị huyết áp đều có tính chất tạm thời, phải điều trị lâu dài mới có thể khỏi bệnh. Trong Tây y người ta đã quen với resecpin chiết từ cây Ba gạc. Trong Y học cổ truyền dân tộc ta thường dùng Tỏi, Bạc hà, Bạch đồng nữ, cỏ Mần trầu, cỏ Xước, Dừa cạn, Hành, Húng quế, Kiến cò, Mã đề, Muồng ngủ, Nhàu nước, Vông nem, dùng riêng hay phối hợp.

Tốt hơn là nên ăn nhiều Tỏi để điều hòa huyết áp. Vào các buổi chiều, nên hãm hỗn hợp thuốc: Bạc hà, Húng quế, cỏ Roi ngựa mỗi thứ 1 nhúm cho vào 1 bát nước.

Nhiều người thường dùng canh lá Kiến cò hoặc hoa Trâm ổi sắc nước uống.

66. Ỉa chảy: Đi ỉa phân lỏng, số lần đi nhiều, kèm theo chứng đau bụng, nôn mửa hoặc có sốt, có thể là do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do rối loạn thần kính của hệ tiêu hóa, hoặc do tràng vị hư hàn không tiêu hóa được thức ăn.

Người ta thường dùng các vị thuốc có tanin và tinh dầu.

- Nếu ỉa chảy (tiêu chảy) do lạnh dùng các loại thuốc làm săn da, cầm ỉa như Búp Ổi, nụ Sim, vỏ quả Măng cụt, mỗi thứ độ 20g, cỏ cú 20g, vỏ Quít, củ Sả mỗi thứ 10g, Gừng tươi 8g sắc uống. Hoặc dùng Hoắc hương, vỏ Quít hoặc Riềng phối hợp với búp Ổi, vỏ thân Ổi hay nụ Sim.

- Nếu ỉa chảy do nhiễm khuẩn, có thể dùng Mã để, rau Má, cỏ Mực (mỗi thứ 1 nắm 50g) sắc uống.

Hoặc dùng Mã đề sao 20g, Cát căn 20g, rau Má sao 10g, Cam thảo dây 10g sắc uống.

- Nếu ỉa chảy do nhiễm độc thức ăn, dùng thuốc tiêu hóa thức ăn, chống ứ trệ: cỏ Cú 10g, vỏ Quít 6g, củ Sả 6g, Khổ sâm 16g, Gừng tươi 3 lát sắc uống.

- Nếu ỉa chảy mãn tính, ỉa chảy kéo dài, dùng thêm các thuốc bổ tỳ vị như Bố chính sâm, củ Mài, Đậu ván trắng, Ý dĩ phối hợp với vỏ Quít, cỏ Cú, Cam thảo dây, và Gừng tươi sắc uống.

- Nếu ỉa chảy thành từng thôi kéo dài trông như anbumin, dùng vỏ cây Gòn sắc nước uống.

67. Ỉa ra máu: Có nhiều nguyên nhân:

- Nếu ỉa do dạ dày, tá tràng bị loét mà ra máu, thì điều trị như nôn ra máu.

- Nếu ỉa ra máu do viêm ruột già mãn tính thì dùng các loại thuốc nhuận tràng (Chuối, Khoai lang). Có thể dùng quả Dành Dành sắc uống. Hàng ngày cần uống nhiều nước cho nhuận tràng.

68. Ít ngủ: Việc ăn không ngon là dấu hiệu báo trước một bệnh nặng hơn, hoặc là hậu quả của một bệnh sắp lành. Người ta dùng nhiều nhất là các vị thuốc có hoạt chất đắng hoặc là tinh dầu. Nếu sự kém ăn đi kèm theo một bệnh nặng hoặc do bị nhiễm bệnh, thì sử dụng các cây thuốc chỉ có thể là sự điều trị phụ không có tác dụng đối với sự nhiễm bệnh.

Các loại thuốc để giúp cho sự ăn ngon thường dùng dưới dạng thuốc uống, nửa giờ trước các bữa ăn. Thường dùng lá Bạc hà, Húng quế, Hoắc hương, Riềng ấm, Thủy xương bồ, cỏ Cú, Sả, So đũa.

Khan tiếng, mất tiếng: Lấy 20g vỏ Quít khô sắc lấy nước rồi đem ngậm và nuốt dần dần sẽ khỏi. Hoặc dùng giấm ăn hòa đường cát uống vào buổi sáng.

69. Khó ngủ: Dùng Muồng ngủ, Tâm Sen, Sâm đại hành đem Sao vàng sắc nước uống.

70. Kích thích tiêu hóa: Thường dùng các vị thuốc có tinh dầu để khai vị như Bạc hà, cỏ Cú, Hồ tiêu, Riềng ấm, Sả, Thủy xương bồ, Địa liền, Mùi tàu, Nhân trần (Xem kén ăn).

71. Kiết lỵ: xem Lỵ.

72. Kinh bế: Dùng Ích mẫu, cỏ Xước, Bóng nước, nhựa Lô hội, Nghệ sắc uống. Ví dụ Ích mẫu 12g, Nghệ 8g sắc uống ngày 1 lần.

73. Kinh nguyệt không đều: Có nhiều loại cây được sử dụng như Ích mẫu, cỏ Cú, Ngải Cứu, Nghệ, Bạc thau, Bạch đông nữ, Diếp cá, Dừa cạn, hạt Điên điển, Hà thủ ô trắng, lá Móng, Lức, Muống biển, Mướp đắng, Sữa, Trâu cổ, Theo Y học cổ truyền, đó là những vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, hành khí.

- Có thể dùng cỏ Cú chế (Hương phụ tử chế) 40g, Ích mẫu 30g sắc nước uống 1 thang chia 2 lần. Uống liền trong 3 – 5 ngày trước khi có kinh 5 ngày.

Hoặc dùng Ích mẫu 10g, Ngải cứu 8g, Hương phụ chế 8g sắc lấy 150ml nước uống 1 lần trong ngày và dùng như trên.

- Nếu bệnh nhân nóng, thêm 40g rau Má; nếu bệnh nhân lạnh, thêm 16g Gừng sao cháy.

- Nếu ra máu nhiều, thì thêm cỏ Mực 40g, rễ Gai sao vàng hoặc sắc lá Huyết dụ (Phất dù) 40g. Hoặc dùng Ích mẫu 12g, Dừa cạn 8g sắc uống ngày 1 lần.

- Nếu ra máu ít nhưng dai đẳng, thêm cỏ Mực sao cháy đen 40g, Sừng trâu hay Gạc nai 12g, Tóc đốt thành than 12g.

- Nếu có điểu kiện, dùng Ích mẫu 40g, cỏ Cú 10g, Nghệ, Ngải cứu, Bạch đồng, mỗi thứ 2g và Đậu đen 10g làm viên hoàn, cao lỏng có đường, uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 viên. Hoặc dùng Ích mẫu 100g, cỏ Cú 50g, Ngải cứu 50g luyện viên hay nấu cao lỏng có đường ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 viên.

Hoặc dùng cành, lá Quao nước phối hợp với Ích mẫu, Ngải cứu, cỏ Cú, Chó đẻ để điều kinh, thông kinh.

74. Kinh nguyệt xấu, xanh xao: Dùng Ngải cứu tươi 1 nắm, trứng gà 1 quả, cho 400ml nước nấu nhừ Ngải cứu, đập trứng vào đun sôi một lúc. Mỗi ngày ăn 1 lần, luôn trong 15 ngày, nghỉ 15 ngày, lại ăn tiếp đợt nữa.

75. Kinh phong đàm lên: Củ Sả nhất là củ Sả già, giã thật nhỏ, đổ một chén nhỏ nước vào, trộn đều lấy nước cho uống.

Có thể lấy lá Lô hội sắc nước uống.

76. Lang ben: Củ Riềng giã nhỏ ngâm với rượu trong 15 ngày, rồi dùng xoa lên chỗ đau, ngày 2 - 3 lần, cũng có thể dùng củ Riềng phối hợp với rau Rămlá Muồng trâu, mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ, vắt nước hòa rượu, giấm hoặc dầu hỏa xoa lên chỗ đau, ngày nhiều lần.


78. Lở ngứa: Dùng cỏ Mực, Kiến cò, Mướp gai, Sống đời, Trâu cổ dùng riêng hay phối hợp sắc uống.



81. Lỵ: Bệnh hay phát sinh vào mùa hè, có loại cấp tính, có loại mãn tính. Lỵ cấp tính biểu hiện ở sốt cao hoặc không sốt, ỉa nhiều lần, phân ít hoặc không ra phân, có nhiều máu mủ, mót rặn, ngồi lâu. Thường do lỵ trực khuẩn hoặc dạng cấp của lỵ amip: - Dùng rau Sam tươicỏ Sữa tươi mỗi thứ 100g sắc uống ngày 1 lần, trong 5 - 7 ngày liền. Nếu đi ngoài có máu thì thêm 20g cỏ Mực, lá Mơ lông mỗi thứ 10g sắc uống trong 3 ngày liền. Cũng dùng cây rau Má lá rau Muống sắc nước uống.

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá Mơ lông xắt nhỏ đem hấp với lòng đỏ trứng gà, bọc lá Chuối đem hấp, nướng hoặc chiên khô (không dùng mỡ) để ăn ngày 2 lần trị lỵ amip cấp tính.

Lỵ mãn tính chỉ có ở lỵ amip. Thường đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài ra máu, mủ, mỗi khi thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt. Người lớn thường đi ngoài lúc lỏng, lúc táo, trẻ em thường đi ỉa chảy kéo dài, người gầy sút dần dần đi đến suy nhược, kèm sa trực tràng, trĩ:

- Có thể dùng cỏ Mực, rau Sam, cỏ Sữa lá to, lá Nhót, búp Ổi mỗi thứ 10g tán bột, làm hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15g. Hoặc dùng rau Sam 20g, Cam thảo đất 12g, Tía tô 12g, cỏ Sữa 16g, cỏ Mầu trầu 12g, Kinh giới 12g cũng tán bột làm hoàn, ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g.

Nếu kiết lỵ không đờm, không máu, lùi 1 củ khoai lang trong bếp cho thật chín, chờ nguội, bốc cú khoai chấm với Mật ong mà ăn. Làm vài lần.

Nói chung có nhiều loại cây có thể giúp điều trị lỵ như cỏ Sữa lá nhỏ, cỏ Xước, Cóc kèn, Diếp cá, Đinh lăng, Ô rô nước, rau Sam, So đũa, Súng, Sữa, Xoài... Nếu cơ thể suy nhược, cần thêm các vị thuốc bổ như Bố chính sâm, Ý dĩ, củ Mài. Nếu lỵ ra máu nhiều, thêm Đơn là đỏ, Sống đời. Nếu lỵ có sốt thì thêm Mã đề.

82. Mắt mờ: Dùng hạt Muồng ngủ sắc nước uống.

83. Mẩn ngứa, mề đay: Có thể dùng các loại lá cây nấu nước tắm: lá Khế chua, lá Mù u, vỏ Núc nác, vỏ và lá Xoan, Bèo cái...

- Để xoa, dùng RiềngHúng quế giã nhỏ, hoa Dầu dừa, đem hãm nóng mà dùng. Hoặc dùng củ Riềng giã nhỏ, hòa rượu đắp xoa khắp người, ngày xoa 4 - 5 lần. Hoặc dùng lá Húng quế giã nhỏ hòa với rượu hoặc giấm xoa nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1 - 2 giờ.

- Để uống: dùng cỏ Mần trầu 50g, vỏ Chùm ruột 50g, ké đầu ngựa 100g, lá Chồi đông tiền 100g, vỏ hoặc lá Mù u 50g, sắc nước uống 1 lần, ngày dùng 2 lần. Hoặc dùng hạt Gấc mài với nước hay giấm mà bôi. Cũng có thể dùng Bèo cái tươi 50g, lá Muồng trâu 5g sắc nước uống.

84. Mất ngủ: Hay gặp ở cơ thể suy nhược, suy nghĩ nhiều. Trong trường hợp mất ngủ nhẹ, có thể dùng các loại thuốc an thần.

Thông thường có thể dùng lá Dâu sắc uống hoặc dùng nấu canh ăn vào buổi chiểu. Có thể dùng lá Vông nem nấu canh hay luộc ăn vào buổi tối, dùng dây Lạc tiên tươi sắc nước uống.

Hoặc dùng hạt Sen 30g, Long nhãn 20g, sắc uống, ăn cả bã.

Hoặc dùng tâm Sen 10g đun sôi tẩy nước uống.

Hoặc dùng Sâm đại hành 20g, thái nhỏ, sao vàng cháy cạnh, cho vào 100ml nước sôi hãm uống.

85. Mồ hôi trộm: Dùng lá Dâu sắc nước uống.

86. Mụn nhọt: Thường biểu hiện ở ngoài da, phần nhiều ở trẻ em, gây sưng đỏ, có khi ngứa, sưng hạch rồi nung mủ và vỡ mủ, có thể thành sẹo hoặc lây sang nơi khác. Ta tường dùng các loại thuốc tẩy, làm mềm, kháng sinh và lọc máu. Trong Y học cổ truyền thường gọi là thuốc thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hoạt huyết, tiêu viêm.

- Đắp cho tiêu sưng dùng 1 nắm lá Diếp cá để trong lá Chuối nướng cho đến khi lá Chuối vàng, đem giã nhuyễn với một chút muối mà đắp. Hoặc dùng củ Chìa vôi nấu nước uống trong và lá Chìa vôi giã với muối đắp ngoài. Hoặc dùng hạt Gấc mài với nước hoặc giấm mà bôi.

- Để rút mủ mụn nhọt, dùng lá Dâm bụt lẫn muối giã đắp. Hoặc dùng lá khoai lang non 40g, muối ăn 3g, Đậu xanh 10g, đâm nhuyễn trộn đều đắp lên mụn nhọt đã vỡ. Hoặc dùng lá Điên điển để dán hay đắp.

Muốn cho mụn nhọt chóng vỡ mủ, dùng lá Mã đề nấu thành cao bôi. Hoặc dùng lá Phù dung 30g rửa sạch, đâm với muối đắp rồi băng lại. Cũng dùng cây Má lá rau Muống giã đắp.

- Hoặc dùng quả Dành dành tán bột hoặc tẩm rượu đắp.

- Hoặc dùng rễ cây hoa Phấn giã đắp ngoài. Cũng dùng toàn cây Lưỡi rắn giã đắp.

- Hoặc dùng nhựa cây Mù u đắp.

- Khi nhọt đang viêm và sưng tấy, dùng Sài đất tươi 100g sắc với nước và ít đường uống: 2 lần trong ngày. Hoặc dùng Sài đất tươi giã nhỏ, hòa nước đun sôi để nguội, thêm ít muối, lọc uống ngày 2 lần. Hoặc dùng Sài đất, cỏ Xước, Ké đầu ngựa, Cam thảo đất mỗi vị 20g sắc uống hoặc dùng Ké đầu ngựa, rễ cỏ Tranh, Cam thảo đất, Ngải cứu mỗi vị 20g sắc uống 2 lần trong ngày.

- Nếu mụn nhọt kéo dài, dùng cỏ Mực, cỏ Xước, Sài đất, Vòi voi, Hạ khô thảo, Sinh địa, Mạch môn sắc uống.

- Để tiêu độc, người ta thường dùng Bồ công anh 15g, Sài đất 10g, Kim ngân 5g, Ké đầu ngựa 10g, Cam thảo Đất 2g làm chè. Thuốc hãm trong 500ml nước sôi, uống nhiêu lần trong ngày. Hoặc dùng Sâm đại hành tán bột làm chè thuốc và sirô cho trẻ em.

Nói chung ta có thể dùng nhiều cây để sắc uống hoặc giã đắp để tiêu độc như Bạc sau, Bạch đồng nữ, Bồ công anh, Chó đẻ răng cưa, Chùm ruột, cỏ Mần trầu, cỏ Sữa lá nhỏ, Cối xay, lá Đại, Đại bi, Đậu săng, Đơn lá đỏ, Ké hoa đào, Ô rô nước, rau Má, rau Sam, Sả, Sâm đại hành, Sống đời, Sung, Tràm... Tùy nơi, tuỳ lúc mà có thể tìm để dùng.

87. Ngộ độc rượu: Dùng đậu ván trắng tán bột uống, hoặc sắc nước uống. Hoặc dùng mầm non lá và rễ cây Gòn sắc nước uống.

88. Ngô độc thức ăn: Thường gây đau bụng ậm ạch khó chịu hay ợ chua, có khi tức ngực mỏi mệt.

Trước hết, cần gây nôn: cho uống muối sao qua 25g, pha vào 1 lít nước sôi uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.

Sau đó, cho uống nước chè đường hoặc dùng nước lá Sim, lá Ổi, nước hoa chuối Tiêu (lấy phần vòi nhụy còn lại trên quả còn xanh đem sao vàng, sắc đặc uống).

Nếu biết được loại thức ăn gây ngộ độc, thì có thể dùng các vị thuốc để chữa ăn uống ứ trệ:

- Ăn thịt không tiêu, dùng Sơn tra (quả chua chát) 12g sắc uống.

- Ăn rau sống và hoa quả không tiêu, dùng Gừng khô, Thần khúc mỗi vị 10g sắc uống.

- Ăn tôm cá cua không tiêu, dùng cành Tía tô, Trần bì, mỗi thứ 10g sắc uống.

- Ăn phải cá nóc, dùng ngọn Khoai lang 50g, muối ăn ¼ thìa cà phê, cả 3 thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống độ 1 bát.

- Hoặc dùng Đậu ván trắng sắc uống, hoặc tán bột uống. Cũng dùng cho trường hợp ngộ độc thức ăn mà sinh nôn mửa.

89. Nhuận tràng: Dùng me, Muồng trâu, Mướp đắng, Nghể răm, Ô môi, Muồng ngủ, Tầm sét dùng riêng hay phối hợp.

90. Nhức đầu: Không phải là một bệnh, mà là chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Nhức đầu có thể sinh ra từ bất cứ nguyên nhân nào có ảnh hưởng tới não (say nắng, say nóng hay cảm lạnh, làm việc quá nhiều, hoặc khi bị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, cao huyết áp, thần kinh suy nhược, bệnh về tai, mũi, họng, mắt, răng, bệnh về não...). Muốn điều trị chứng nhức đầu chủ yếu là phải điều trị nguyên nhân sinh ra nó. Tuy nhiên có thể dùng các thuốc chữa triệu chứng như các loại thuốc an thần, thuốc ngủ liều nhẹ.

- Có thể lấy 1 nắm lá Mãng cầu ta rửa sạch, vẩy cho khô nước, đâm nhỏ với vài hạt muối, đem đắp vào trán, dùng khăn bịt lại độ một giờ là hết nhức.

- Nếu nhức đầu, ù tai, dùng củ Chóc, Muồng ngủ sắc nước uống.

91. Nôn mửa: Một triệu chứng phổ biến thường do nhiều nguyên nhân như ngộ độc thức ăn hoặc ngộ độc thuốc, một số bệnh truyền nhiễm sốt cao, bệnh về đường ruột, viêm não, viêm màng não, u não, não xuất huyết, một số bệnh như đái đường, bệnh ở tuyến giáp trạng, khi có mang thời kỳ đầu, một số nội tạng ở bụng khi bị viêm. Trong Y học cổ truyền, người ta cho là nôn mửa có nhiều nguyên nhân: vị khí bất hòa, vị hàn, vị nhiệt, đàm ẩm, thức ăn tích, trệ, phong tà phạm vị.

Cần xét rõ nguyên nhân để điều trị cho có kết quả. Ở đây chỉ nêu lên một số cách chữa thông thường có thể vận dụng được. Để chống nôn có thể dùng Bạc hà, cỏ Cú, củ chóc, É lớn tròng... Hoắc hương, Húng quế, Hương nhu Tía, Lá Lốt, Riềng, Sả.

- Chống nôn do thần kinh và co thắt, dùng thức uống mát và chua, nước nguội uống từng ngụm một, nước Gừng, nước Riềng. Hoặc dùng 3 - 6g Riềng tán nhỏ uống hoặc sắc uống.

- Chống nôn khi có mang, dùng Ngải cứu, Tía tô mỗi vị 30g, cỏ Cú đâm nát, cỏ Mần trầu, mỗi vị 10g, vỏ Quít 4g sắc nước lấy 20ml chia làm 4 lần uống trong ngày.

- Để chữa nôn mửa không thôi, dùng 1 vốc gạo nếp, 1 củ Gừng tươi; gạo nếp đem sao vàng, Gừng tươi xắt mỏng sắc nước để uống.

Nôn ọe có đờm, có nhức đầu lạnh bụng: Dùng Gừng khô 10g, Cam thảo 4g, sắc lấy 100ml chia làm nhiều lần uống trong ngày.

92. Nôn nao bồn chồn: Dùng hoa và nhị Sen sắc uống.

93. Nôn ra máu: Thường gặp ở bệnh loét dạ dày, hành tá tràng, bệnh xơ gan cổ trướng và bệnh ở đường thực quản. Dùng lá Sen, ngó Sen, cỏ Mực, Cóc kèn mỗi thứ 20g sắc uống.

94. Nước ăn chân: Dùng phèn chua 8g tro bếp 20g, rau Mương 16g, sắc rau Mương với nước. Hòa tan phèn chua và tro bếp trong nước sắc. Lọc lấy nước ngâm chân khi còn nóng. Ngày ngâm 1 - 3 lần. Hoặc dùng đọt Gáo vàng 20g, ruột Cau non 2 cái, cỏ Mực 20g, phèn chua 4g giã nhỏ, vắt lấy nước xoa.

95. Phong thấp: Bệnh do phong khí và thấp khí xô đẩy nhau mà sinh ra, biểu hiện ra các chứng: tay chân nặng nề, không thể nghiêng mình đi được, trán rịn mồ hôi, mình mẩy hơi sưng. Bệnh phong thấp thường gặp không có kiêm thấp khớp.

Các loại cây thường dùng là Hy Thiêm, lá Lốt, Dâu tằm, Cà gai leo, cỏ Xước... `

96. Phù chân: Phụ nữ có thai, chân bị phù, nước tiểu có anbumin, dùng rễ cây Hoa Phấn sắc nước uống.

97. Phù thận: Là chứng bệnh trong thủy thũng. Có thể dùng Tía tô 8g, Cam thảo đất 12g, lá Tre 8g, lá Ngải cứu 20g, Kim ngân 12g, Mã đề 20g, Gừng tươi 3 lát sắc uống trong ngày, uống liên tiếp trong nhiều ngày.

98. Phù thũng: Dùng thân rễ Địa liền ngâm rượu uống. Hoặc dùng ngũ gia bì chân chim, củ Mướp gai sắc nước uống, liên tiếp nhiều ngày.

99. Quai bị: Là một bệnh truyền nhiễm phát triển rất nhanh do sự tiếp xúc, chuyện trò, lây bệnh chủ yếu bằng nước bọt, bệnh thường biểu hiện bằng những hạch ở mang tai bị sưng ở một bên hoặc cả hai bên, gây dau đớn nhiều ngày. Bệnh có thể gây biến chứng: làm sưng teo buồng trứng ở nữ giới, làm sưng teo tính hoàn ở nam giới, dẫn đến các trường hợp không có con,

- Cần cách ly bệnh nhân cho ăn cháo, súc miệng bằng nước muối và nhỏ mũi bằng nước Tỏi 1%.

- Để bôi ngoài dùng hạt Gấc (3 - 4 hạt) đốt ra than (dân gian thường phối hợp với cái bị cói cũ hoặc chiếu rách 1 nhúm đốt thành than, lấy dầu Mè vừa đủ làm thành cao loãng bôi vào chỗ sưng đau. Hoặc dùng vỏ Chuối, hạt Gấc, quai cái bị cũ hoặc chiếu rách đốt thành than, tán nhỏ, rầy kỹ. Hòa với Tràm, dầu mè hay dầu dừa, đem bôi vào chỗ đau, liên tiếp vài ngày.

Hoặc dùng 5 - 6 con trùng (con giun đất), có khoang cổ, mổ bỏ đất trong bụng rửa sạch và 2 muỗng đường cát trắng, hai thứ trộn lại, ủ 30 phút, tán thành hồ loãng. Đem phết lên giấy mỏng, dán vào chỗ đau. Tối không dán. Trước khi dán nên rửa chỗ đau với nước muối rang. Dán 2 - 3 ngày thì hết.

Cũng có thể dùng 2 - 3 nhân bên trong hạt Gấc, mài với giấm hoặc rượu trắng bôi vào chỗ sưng.

- Để đắp ngoài dùng vài củ Hành, một nhúm bồ hóng bếp, thêm vài hạt muối, giã nát, xào nóng, đắp bên ngoài má bị sưng.

- Để uống, dùng vỏ cây Gạo 40g, bỏ lớp vỏ ngoài, đem sao vàng sắc uống trong 1 ngày. Mỗi đợt dùng 3 - 4 ngày.

Hoặc dùng lá Cối xay 6 - 16g, hoặc hạt Cối xay 2 - 4g, đã phơi khô sắc uống hàng ngày.

100. Ra máu (thổ huyết): Dùng cỏ Mực, Cóc kèn, Dành dành (quả, vỏ, rễ); Gai (rễ), rau Má, Sen (lá cuống), Sống đời, dùng riêng hoặc phối hợp. Xem cầm máu vết thương.

101. Rắn cắn: Dùng các loại thuốc sát trùng, chữa thương, giảm đau và thuốc làm dịu. Thường dùng nhất là Bồ ngót, Ba dót, Báng nước, Cam thảo dây, Chó đẻ răng cưa, É lớn tròng, Ké hoa đào, Kiến cò, lá Lốt, Muống biển, Mướp đắng, Nghể răm, Ô môi, Ô rô nước... Có thể dùng một số bài thuốc kinh nghiệm sau:

- Hạt Mướp đắng 20 - 25g hạt, hoặc hoa, hạt cây Bóng nước 10g, nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.

- Củ Chóc 15g, Phèn chua 5g giã nhỏ, nấu lấy nước uống còn bã rịn vào vết thương.

- Trầu không, Vôi (vừa đủ), Cau (hạt), Quế (vỏ), mỗi thứ gần bằng nhau, nhai nuốt nước, còn bã đắp vào vết cắn.

- Thuốc lào, khoảng 3 - 4 điếu, nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn.

Còn có thể dùng rễ tươi Cà gai leo, lá Bồ cu vẽ, lá Chìa vôi, Cúc áo hoa vàng, Cúc hoa vàng, Đậu ván trắng, cây Lưỡi rắn, quả Đu đủ xanh... giã nát hòa nước uống, bã đắp vết thương...

Nếu bị sưng phồng do rắn độc cắn, dùng rau Om giã tươi hòa với nước rửa vết thương 3 - 4 lần và lấy bã rịt vào chỗ bị cắn.

102. Rết cắn: Khi bị Rết cắn hay sâu bọ đốt, dùng các loại thuốc sát trùng, giảm đau làm dịu như Tỏi, Hành, Chanh, Mào gà.. Kinh nghiệm dân gian thường dùng hạt rau Dền (loại nào cũng được) 1 nắm (20g) nhai nuốt nước, còn bã đắp vào vết thương. Hoặc dùng dầu hỏa thấm vào bông bóp mạnh vào chỗ đau. Cũng có thể dùng Húng chanh, Ô môi (vỏ) nhai nuốt nước, lấy bã đắp.

103. Rong huyết, rong kinh: Cỏ Cú sao cháy, cỏ Cứt lợn, cỏ Mực, Gai, chất Gôm cây Gòn, Gối hạc... dùng riêng hoặc phối hợp.

Người ta thường dùng xơ Mướp bỏ hạt, xé nhỏ, cho vào nồi rang cháy lốm đốm, lấy vung úp lại, đem ra để nguội tán thành bột, đóng gói 4g, cho vào hộp kín tránh ẩm. Mỗi lần dùng 9 gói, ngày 32 lần. Kiêng chất cay nóng.

104. Rôm sẩy: Bạc thau, Sài đất, vò uống và xoa.

105. Sa dạ con: Dùng củ Gailá Vông nem.

106. Sán sơ mít: Vỏ rễ Lựu khô 60g, hạt Cau già 30g sắc nước uống. Chiều hôm trước khi uống nhịn đói. Sáng hôm sau, ăn một miếng chả thịt thơm, ăn xong độ 3 phút uống nước thuốc đã sắc sẵn (12ml). Khi thật muốn đi tiêu thì ngồi nhúng hậu môn vào chậu nước ấm chừng 30° để cho sán ra hết. Sau đó ăn cháo loãng cho đỡ mệt.

Hoặc dùng rễ Ổi về phía mặt trời mọc, đem sao vàng sắc đặc, uống 1 tô lúc đói. Hoặc dùng Ô mai, sắc đặc, sáng uống 1 tô, lúc bụng đói.

107. Say rượu: Dùng rễ Cà gai leo sắc nước uống. Hoặc dùng Cúc hoa vàng hãm nước uống. Để tránh say (dắt rễ Cà gai leo vào răng trước khi uống).

108. Say sóng: Dùng các loại thuốc chống co thắt. Có thể dùng nước hãm Bạc hà để uống.

109. Sỏi niệu đạo (Sỏi thận, sói túi mật, sỏi bàng quang): Dùng các loại thuốc tẩy, xổ và lợi mật, các loại thuốc lợi tiểu để đẩy sổi đi. Có thể dùng râu Bắp (râu Ngô), Mạch lạc (cây Đuôi chuột), rau Bợ nước, rau Om, cây Râu mèo, Tanh tách, Kim tiền thảo.. dùng riêng hoặc phối hợp.

110. Sót nhau: Dùng Bồ ngót 40g tươi, giã nát, cho thêm 100ml nước, vắt lấy nước chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau 15 - 20 phút, nhau sẽ ra. Hoặc dùng đọt Cau non 9 cái, đọt Thơm 2 cái giã nhỏ, chế nước sôi, lọc thêm nước uống 1 lần, cách 1 giờ lại uống 1 lần.

111. Sổ mũi: Dùng, các loại thuốc làm dịu, chữa ho như Bạc hà, Hành, Tỏi, và các loại cây có tinh dầu khác dùng xông.

112. Sốt (xem cảm Sốt): Có thể dùng các loại thuốc hạ nhiệt như Mía đỏ, Chó đẻ răng cưa, cỏ Mần trầu, Gáo vàng, Mướp đắng, Riềng ấm, Vông nem, Trâm ổi.

Nếu sốt nóng khát nước, dùng rễ cỏ Tranh, củ Mạch môn sắc nước uống.

113. Sốt rét: Do một loại ký sinh trùng trong máu truyền qua, muỗi Anopheles gây ra, mà đặc điểm là đều đặn sốt cao kèm theo ra mồ hôi, sốt hay có chu kỳ rõ rệt, hay có lách to và thiếu máu, đôi khi có vàng da.

Có nhiều loại cây có thể góp phần chữa bệnh, sau đây chỉ nêu một số công thức đơn giản:

- Để phòng bệnh và cả chữa bệnh, dùng Cối xay toàn cây 40g, vỏ Rụt (Nam mộc hương) 20g, vỏ Quít (sao qua) 20g. Vỏ Rut bỏ lớp vỏ bẩn bên ngoài, chia làm đôi, một nửa tẩm nước vo gạo đặc rồi sao, một nửa tẩm nước Gừng sống sao vàng. Sau trộn cả 3 thứ, sắc đặc uống mỗi ngày 1 gói tiên tiếp trong 7-15 ngày.

- Để đề phòng, uống mỗi tháng 2 đợt, mỗi đợt 7 - 8 ngày.

- Để chữa bệnh, uống thường xuyên trong 15 ngày, uống trước cơn sốt độ 2 giờ; nếu bị dày da bụng, cần uống liền trong 1-2 tháng. Kiêng rượu, mỡ, dầu, trứng ốc.

Để chữa sốt rét, trong dân gian thường dùng cây Ớt ăn quả, lấy thân, rễ độ 20g, đem sao vàng, sắc uống ngày 2 lần, mỗi lần một chén lớn (100ml).

- Nếu sốt rét có cứ, có cơn rõ ràng, dùng dây Cóc, Hà thủ ô trắng, Thường sơn, Lưỡi rắn, Hậu phác, Thần thông, Gừng khô sắc uống.

114. Sốt xuất huyết: Bệnh truyển nhiễm do một loại virus truyền qua muỗi Aedes aegypti. Cân có loại thuốc đặc hiệu. Trong Y học cổ truyển, thường dùng các loại thuốc lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc. Bài thuốc được sử dụng nhiều là: Kim ngân 10g, Mã đề 10g, lá Tre 12g rễ cỏ Tranh 12g, cây Cối xay 12g, cỏ Mực 10g, rau Má 10g, Sinh địa 12g, lá Khế 16g và Cúc hoa 10g, sắc uống 1 thang trong 1 ngày khi bị sốt ở giai đoạn cao, còn ở giai đoạn hồi phục, dùng thuốc lương huyết, bổ khí huyết: Sinh địa 12g, củ Mài 12g, Đỗ đen sao 12g, Ý dĩ 12g, Bá bệnh 12g, quả Dâu chín 12g, sắc uống 1 thang.

- Để để phòng sốt xuất huyết, dùng lá tre 12g, Mã đề 12g, lá Dâu 12g. Sinh địa, Sắn dây, lá Khế, mỗi thứ 12g sắc uống ngày 1 thang suốt trong mùa dịch.

115. Sởi: Là một bệnh sốt phát ban sinh ra bởi một loại siêu vi trùng ở đờm dãi, nước mắt, nước mũi bệnh nhân. Bệnh rất dễ lây và hy phát thành dịch vào mùa Đông sang đầu mùa Xuân.

Siêu vi trùng xâm nhập chủ yếu vào màng tiếp hợp mắt.

Chưe có thuốc đặc trị loại siêu vi trùng này, cho nên chủ yếu là chữa triệu chứng và săn sóc theo dõi để phòng biến chứng. Trong Tây Y thường dùng các loại thuốc sát trùng nhẹ để nhỏ mũi, nhỏ mắt, súc miệng, cho uống thuốc ho, giữ ấm cổ ngực, cho ăn uống bồi bổ, cho uống sinh tố B, C.

Trong Y học cổ truyền, người ta dùng một số công thức sau:

- Sài đất tươi 100g, lá Đậu chiều (đậu săng) tươi 50g sắc với 200ml nước còn 100ml chia làm 2 lần uống, liên tiếp trong 3 ngày.

- Lá Diếp cá tươi 100g vò vắt lấy nước uống liên trong 3 ngày.

Trong trường hợp sởi mọc chậm hoặc không mọc đều, thì dùng hạt Mùi (Ngô) 4 - 8g giã nát đun với rượu trắng (1/2 chén) đến khi có mùi thơm, bọc vào khăn xoa khắp người.

Để để phòng bệnh sởi, dùng rau Mùi 20g, củ Sắn dây 40g, Mía đỏ hay trắng 2 đốt, đổ 3 bát nước, sắc lấy lưng bát uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày.

116. Suy nhược thần kinh: Dùng các thuốc bổ dưỡng, an thần như Hà thủ ô (trắng, đỏ), Hoàng tinh, củ Mài, Hạt sen, Long nhãn, Lạc tiên và các loại đậu như đậu Ván trắng, Đậu xanh, Đậu đen, Đậu đỏ....

117. Sưng tấy, tụ máu do đụng giập, đánh đập, té ngã:

- Để tiêu sưng, tiêu viêm, dùng Bèo tây giã nát, thêm muối đắp. Hoặc dùng lá Thanh táo hay thuốc Trặc tươi xào nóng đắp.

- Dùng Cúc tần hay Lức, Ngải cứu, Nghệ giã đắp, xào nóng, bó đắp ở ngoài.

- Nếu vết thương sưng tím gầy đau nhức, nhưng không chảy máu ra ngoài, dùng thuốc tiêu sưng, chống đau, tan các ổ tụ máu và chống những thương tổn cơ hoặc thần kinh tại chỗ.

Lấy 10 - 20 ngọn Nghể răm và 2g muối ăn đem sắc đặc lấy độ 2 chén uống 3 - 4 lần. Hoặc lấy 100 - 200g củ Nghệ già, cùng vỏ cây Gạo với liều lượng như nhau. Loại bỏ vỏ bẩn ở ngoài, đem giã nát. Lấy giấm thanh và rượu trộn vào, xào nóng, chườm hoặc đắp vào vết thương khi thuốc còn nóng (dùng chườm bong gân cũng tốt).

118. Sưng vú, tắc tia sữa: Dùng rau Bợ hoặc lá Bô công anh giã đắp.

119. Tai thối: Hàn the, Phèn phi, Băng phiến mỗi thứ 5 phân tán nhuyễn, quấn ống giấy, xúc thuốc thổi vào lỗ tai.

Nếu tai thối có nước mủ vàng, lấy 5 con tép bạc còn tươi, cùng với tiêu sọ, số lượng bằng nhau, đốt cả hai thứ thành than, tán nhuyễn. Dùng bông gòn lấy sạch hết mủ, lấy cọng Hành cắt xéo, thổi thuốc vào tai ngày 2 - 3 lần.

120. Táo bón: Là một triệu chứng thường hay gặp trong một số bệnh đường ruột do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người ta thường chữa theo nguyên nhân sinh bệnh, dùng một số thuốc giúp dễ đi ỉa, dùng phương pháp vật lý trị liệu để chữa, dùng những thức ăn dễ tiêu và nhuận tràng, giáo dục việc tăng cường vận động. Những loài cây như Khoai lang, Dâu quả, Diếp cá, dịch cây Lô hội, củ Mạch môn, lá Muồng trâu, hạt Muồng ngủ, hoa Đại, Thiên môn… đều giúp chữa táo bón, đại tiện bí.

Dùng củ Khoai lang sống 200g giã nát, thêm 3 chén nước nguội vắt lấy nước uống trước khi ăn cơm, hoặc ăn nhiều rau Lang luộc và uống luôn nước luộc rau. Hoặc dùng Muồng trâu với hoa Đại nấu nước uống.

121. Tê thấp, tay chân nhức mỏi: Rễ Nhàu nước 40g, rễ cỏ Xước 20g sao vàng, sắc với 2 chén nước lấy lưng chén uống lúc đói hoặc ngâm rượu uống. Hoặc dùng lá Lốt, rễ cỏ Xước, rễ Vòi voi, rễ Bưởi bung, mỗi vị 15g, thái mỏng, sao vàng, sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày. Hoặc dùng rễ Cúc áo hoa vàng sắc nước uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác...

Hoặc dùng thân rễ Địa liền ngâm rượu uống. Hoặc dùng lá của nó làm cao dán. Hoặc dùng rễ Gấc sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống.

122. Thấp khớp: Có loại cấp tính đau nhức các khớp, khớp sưng nóng, sốt, khát nước, táo bón, buồn bực khó chịu. Phải dùng các loại thuốc lợi tiểu giảm đau, làm dịu. Đặc biệt quan trọng là nước tiểu và phân phải được thải ra đều đặn.


Có loại mãn tính, đau nhức các khớp, đau nhiều khi thời tiết thay đổi nhất là khi lành, đôi lúc sưng nhẹ không đỏ, cử động các khớp khó khăn. Người ta thường dùng các loại thuốc như rễ lá Lốt, cành Dâu, cỏ Xước, Mã để sao, Đậu đen sao, có thêm Thổ phục linh, Sinh địa, Ý dĩ càng tốt.

- Dùng dây lá Lốt, cỏ Xước, cành Dâu, mỗi vị 20g, Ngải cứu 10g sắc uống 1 lần trong ngày, liền trong 5 - 7 ngày.

- Hoặc dùng Cà gai leo phối hợp với lá Lốt (rễ, thân), cỏ Xước, Thổ phục linh, Quế chi, Thiên niên kiện, Vòi voi ngâm rượu uống.

- Hoặc dùng Hy thiêm 50g, cỏ Xước 20g, Thổ phục linh 20g, lá Lốt 10g tán bột, làm viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g.

123. Thủy thũng: Hiện nay có nhiều loại thuốc có công hiệu hơn là những loài cây dùng trong Y học dân gian. Ta thường dùng các cây lợi tiểu như cỏ Tranh, cỏ gà, cỏ Mần trầu, Ích mẫu (hạt), Cau (vỏ), Gai (củ), Hoa Phấn, Mã đề, rau Dứa nước, Râu mèo, Đại (vỏ) ...

124. Tiêu chảy: Xem ỉa chảy.

125. Tim (rối loạn): các bệnh về tim cần được điều trị tại Bênh viện. Nếu trường hợp rối loạn nhẹ, có nguồn gốc thần kinh thì có thể dùng một số thuốc chế biến sẵn bán tại các hiệu thuốc như cao Lạc tiên

126. Trẻ em còi xương: Dùng Ngũ Bia bì chân chim sắc nước uống.

127. Trẻ con mới đẻ mắt không mở được: Lấy lá rau sam, cho ít muối, đâm nát, đắp lên mi mắt, một đêm là mở được.

128. Trẻ con sài lở: Lấy cây Mã đề, rửa sạch, nấu canh với chả lụa cho trẻ ăn với cơm, thì trẻ ít sài, khỏi lở.

129. Trẻ con sói tóc (tóc mọc ít): Lấy rau Sam sắc đặc thành cao hoặc đốt ra thành than, tán nhỏ, hòa với mỡ heo, bôi lên chỗ tóc không mọc, tóc sẽ lại mọc lên.

130. Trí nhớ kém: Dùng Ngũ gia bì chân chim hoặc cùi Nhãn sắc nước uống.

Tuần hoàn máu hay để chống các rối loạn của sự tuần hoàn máu, dùng các loại thuốc bổ tim, lọc máu, các chất kích thích và các thuốc bổ như Tỏi, Hành, Bạc hà, Bồ công anh.

Nên ăn nhiều Tỏi và nên hãm hỗn hợp thuốc sau đây để uống: Bạc hà, Húng quế, cỏ Roi ngựa, Hồi...

131. Tưa lưỡi: Dùng Bồ ngót tươi 5 - 10g giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy bông gòn thấm nước thoa lên lưỡi và vòm miệng của trẻ bị bệnh.

132. Tức ngực: Dùng Tía tô, cỏ Mần trầu, rau Má.

133. Vàng da: Do việc tiết mật khó khăn, bị vàng da, dùng các loại cây lợi mật, lợi tiểu như Bạc hà, Bạch đồng nữ, Cối xay, Dành dành, vỏ cây Lá móng, Muồng trâu, Nghệ, Núc nácSữa.

134. Viêm bằng quang: Thường là do nhiễm khuẩn. Ngày nay người ta dùng những loại thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm tổng hợp có tác dụng nhanh hơn cây cỏ. Có thể dùng các cây thuốc để điều trị hỗ trợ như Gai (củ), Mã đề, rau Dứa nước, rau Má, Súng, và những cây thuốc lợi tiểu khác, dùng riêng hay phối hợp.

- Nếu viêm bàng quang cấp, dùng Mã để 10g, rễ cỏ Tranh 25g, cỏ Bắc 20g, Sắn dây, hoặc dây Đậu ván 10g sắc uống 3 lần, mỗi lần 1 bát. Nếu thiếu vị nào, có thể thay bằng rễ cỏ Xước.

135. Việm đường tiết niệu: Rễ cây Hoa Phấn hoặc toàn cây Lưỡi rắn sắc nước uống.

136. Viêm gan virus: Thuộc chứng hoàng đản mà thể điển hình là sốt, vàng da, thường hay lây truyền.

- Ở thể cấp, có thể dùng Hạ khô thảo hay Cải trời 40g, Mã đề 40g, rau Má 40g, Nghệ 15g, Thổ phục linh 15g sắc uống.

- Ở thể mãn tính, dùng Ý dĩ 20g, Hạ khô thảo 20g, củ mài 20g, Mã đề 10g, hạt Dành dành 12g, vỏ quất khô 6g, Bố chính sâm 20g, Gừng khô 3 lát sắc uống.

Trong trường hợp vàng da hay không vàng da, đều có thể dùng toàn cây Lưỡi rắn sắc nước uống.

137. Viêm họng: Dùng Cúc áo hoa vàng; Lưỡi rắn, rau Má lá rau Muống, rau Mương... sắc nước uống (xem Ho).

138. Viêm lưỡi: Đầu lưỡi, cạnh lưỡi, dưới lưỡi, niêm mạc (da ngoài) có vết loét nhỏ, có khi có bờ trắng, đau khó chịu, hạn chế ăn uống. Dùng lá Xuyên tâm liên tươi 3 - 4 lá, muối ăn 5 - 7 hạt. Rửa sạch lá, đâm muối nhỏ, đâm cho lá dập dập, gói muối lại, ngậm mỗi lần 30 phút, ngày 2 - 3 lần.

139. Viêm mũi: Bị dị ứng mãn tính ở mũi, họng, hay hắt hơi, chảy nước mũi, nhức đầu, Dùng lá cỏ Cứt lợn 1 nhúm hoặc hoa 1 cái, lá Khế tượi 9 lá, Bạc hà tươi 2 - 3 lá đem nghiền nát, gói vào vải để vào lỗ mũi, mỗi bên độ 15 phút lại đổi sang bên khác. Cũng dùng lá cỏ Cứt lợn tươi giã nát, lấy nước nhỏ vào mũi.

140. Viêm phế quản mãn: Dùng Cúc áo hoa vàng, quả Dành dành, rễ cây lá Móng sắc nước uống. Hoặc dùng hạt gấc mài với nước hay giấm bôi.

141. Viêm ruột: Dùng Cau (hạt), Diếp cá, So đũa.

142. Viêm tại có mủ: Dùng lá non cây rau Má lá rau Muống giã lấy nước nhỏ vào tai.

143. Viêm thận cấp tính: Dùng rau Dừa nước.

144. Viêm tiền liệt tuyến: Rễ cây Hoa phấn sắc nước uống.

145. Viêm tuyến vú: Dùng Cúc hoa vàng giã đắp.

146. Viêm xoang má, xoang trán: Gây nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi (viêm mũi dị ứng), dùng quả Ké đầu ngựa sao vàng 10g, lá Bạc hà khô 5g, Bạch chỉ 5g đem tán bột rồi nghiền với hoa cỏ Cứt lợn tươi, cho vào gạc rồi để vào mũi bị đau mỗi lần 1 - 2g, đau phía nào, để phía đó, mỗi ngày thay 3 - 4 lần.

- Để uống: Dùng quả ké đầu ngựa sao cháy hết gai 20g, Bạch chỉ 15g, Bạc hà 10g, Hoa cúc 10g sắc uống ngày 1 ấm mỗi đợt 15 - 20 ngày.

147. Xi tẩu mã: Dọc nướu răng, xì mủ, hơi thối. Dùng cùi bắp, đem phơi khô, đốt thành than, phối hợp với phèn phi, hai thứ tần chung thật mịn, bôi đều lên nướu đau nhiệu lần.

148. Yết hầu sưng đau: Dùng lá Đậu ván trắng tươi nhai với muối, ngậm nuốt nước.

149. Yếu tim: Lạc tiên, Thủy xương bồ, Tơ hồng, dùng riêng hay phối hợp.

150. Zona hay bệnh giời leo: Lá, búp Ổi non 100g, phèn chua 10g, muối 1g giã nát, thêm nước dùng bôi.

Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.